Mường La chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Thực hiện chương trình chuyển đổi số, Phòng Giáo dục - Đào tạo và các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Mường La đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy, học tập, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Giọng nữ
Trình chiếu PowerPoint môn lịch sử tại Trường THCS Ít Ong, huyện Mường La.

Trong những năm học gần đây, các tiết học sử dụng máy chiếu, thiết bị điện tử để giảng dạy đã trở nên phổ biến với thầy và trò các trường học trên địa bàn huyện Mường La. Có mặt tại giờ học môn Lịch sử của cô giáo Trần Thị Kim Thúy, Trường THCS Ít Ong, với sự trợ giúp bằng máy chiếu, các em học sinh tập trung, hào hứng hơn với giờ học. Cô giáo Trần Thị Kim Thúy nói: Trình chiếu PowerPoint trên máy chiếu, giúp giáo viên khai thác nhiều kiến thức, tư liệu, hình ảnh minh họa đưa vào bài giảng cho nội dung của tiết học thêm sinh động, tạo hứng thú cho học sinh.

Em Tòng Duy Khương, lớp 9H, trường THCS Ít Ong, chia sẻ: Khi thầy cô dạy học qua máy chiếu, có nhiều hình ảnh minh họa, giúp chúng em dễ hiểu bài, dễ nhớ kiến thức hơn. Chúng em cũng chủ động tương tác với cô nhiều hơn, nên kết quả học tập tốt hơn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa công tác quản lý, hoạt động dạy và học, Trường THCS Ít Ong đã hợp đồng với nhà mạng Viettel cung cấp các phần mềm trong công tác quản lý nhà trường, sử dụng phần mềm SMAS quản lý chuyên môn, học sinh, học bạ điện tử; nâng cấp toàn bộ các đường truyền, lắp cột phát Wifi tại các khối phòng, lớp học; 100% cán bộ quản lý và giáo viên tự mua sắm máy tính bàn và máy xách tay; 100% phòng học trong các trường học được kết nối Internet.

Thầy giáo Trần Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS Ít Ong, thông tin: Trường chỉ đạo giáo viên tuyên truyền tới phụ huynh việc thu học phí không dùng tiền mặt; 100% số giáo viên trong trường sử dụng chữ ký điện tử khi thực hiện công tác chuyên môn. Ngoài ra, trường sử dụng một số phần mềm trong quản lý, phần mềm cho kế toán tài chính; sử dụng Zalo, Facebook, SMS để truyền đạt nội dung thông tin đến cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh; sử dụng các phần mềm tạo và trình chiếu bài giảng điện tử, các phần mềm thí nghiệm ảo, các ứng dụng Google Form, Google trang tính trong dạy học; nhờ đó, chất lượng giáo dục của trường được nâng cao.

Thực hiện chuyển đổi số, Trường Tiểu học Pi Toong đã triển khai phần mềm vnedu, ứng dụng học bạ số, triển khai phần mềm dạy học trực tuyến trực tiếp, như: Zoom Meeting, Microsoft Teams, K12-Online. Nhà trường hiện có 12/46 phòng có thiết bị trình chiếu (máy chiếu/tivi) kết nối Internet để phục vụ dạy và học tập; có 2 phòng máy tính đảm bảo 2 học sinh/máy, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy môn tin học. Có 1 phòng học ngoại ngữ được trang bị tivi, máy tính có kết nối internet giúp việc xây dựng học liệu số, bài giảng điện tử.

Thầy giáo Trịnh Xuân An, Hiệu trưởng trường Tiểu học Pi Toong, thông tin: Ngoài việc ứng dụng các nội dung trên, nhà trường còn tổ chức các cuộc thi Trạng nguyên Tiếng việt, IOE, tạo sân chơi trên không gian mạng, giúp học sinh cập nhật với ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong thời đại kỹ thuật số.

Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường La đã chỉ đạo các trường học tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về vai trò và lợi ích của chuyển đổi số, công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục. Phối hợp với các nhà mạng hướng dẫn cán bộ quản lý và giáo viên các trường sử dụng hồ sơ điện tử.

Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Chiềng Công, huyện Mường La trang bị ti vi phục vụ giảng dạy. 

Kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân sự phụ trách nhiệm vụ chuyển đổi số từ phòng đến các trường học. Đồng thời, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác chuyển đổi số. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn, quản lý kết quả học tập của học sinh, sử dụng chữ ký số để ký văn bản, thực hiện tuyển sinh đầu cấp và thanh toán không dùng tiền mặt. Chỉ đạo các đơn vị trường học sử dụng dữ liệu hạ tầng kỹ thuật kết nối dịch vụ Internet băng rộng, phủ sóng 4G/5G.

Ông Bùi Việt Cường, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường La, cho biết: Đến nay, 40/40 trường học trên địa bàn huyện sử dụng hệ thống quản lý văn bản VNPT iOffice 4.0 trong quản lý và chỉ đạo; 100% đơn vị trường và thủ trưởng đơn vị được cấp và sử dụng chữ ký số, chứng thư số trong giao dịch điện tử; 100% các đơn vị trường sử dụng, khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 100% các đơn vị trường triển khai sổ điểm điện tử, học bạ điện tử.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường La tiếp tục chỉ đạo các trường thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục về chuyển đổi số quốc gia vào giảng dạy. Triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. Huy động các nguồn lực tham gia ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.