Không để việc học gián đoạn do dịch Covid-19

Năm học mới 2022-2023 bắt đầu trong bối cảnh dịch Covid-19 đã cơ bản được khống chế. Song không vì thế mà các trường học lơ là, chủ quan khi mỗi ngày tỉnh Sơn La vẫn tiếp tục ghi nhận hàng chục ca mắc Covid-19 mới. Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo các trường học chủ động các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phát hiện sớm các ca nhiễm, không để việc học gián đoạn do dịch bệnh.

Ông Quàng Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết: Toàn tỉnh có 610 trường học, trên 370.000 học sinh, cùng với kế hoạch dạy học, Sở đã quán triệt kế hoạch tổng thể thích ứng với tình hình dịch Covid-19. Trong đó, chỉ đạo các trường học trực thuộc, các phòng GD&ĐT chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương làm tốt truyền thông về phòng, chống dịch Covid-19 tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Tăng cường giám sát, chủ động phát hiện sớm các ca nhiễm, ca nghi ngờ trong các trường học. Phối hợp với các phụ huynh thường xuyên theo dõi sức khỏe của học sinh trên lớp và tại nhà để kịp thời phát hiện nếu các em mắc Covid-19, tránh lây nhiễm trong nhà trường.

           

Bên cạnh đó, Ngành GD&ĐT phối hợp với Ngành Y tế tuyên truyền, thống kê số lượng, lập danh sách trẻ chưa được tiêm, trẻ tiêm chưa đủ liều, chủ động liên hệ với Ngành Y tế để lên lịch cụ thể, tổ chức tiêm chủng tại các trường học và trung tâm y tế cho học sinh, hoàn thành đúng thời gian, tiến độ chiến dịch đề ra. Tính đến ngày 8/9, học sinh từ 5 -11 tuổi đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 đạt trên 97%, tiêm mũi 2 gần 71%; học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm vắc xin mũi 1 đạt 99,5%, mũi 2 đạt 95%, mũi 3 đạt 63%. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã tiêm mũi 1, 2, 3 đạt 99% trở lên.

           

Tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 tại Trường THCS Nguyễn Trãi, Thành phố.

           

Chính quyền địa phương, các trường học trên địa bàn toàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch năm học mới, trong đó chú trọng nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đến Trường THCS Nguyễn Trãi (Thành phố), chúng tôi cảm nhận ý thức phòng, chống dịch của thầy và trò nhà trường được nâng cao; các lớp học được vệ sinh sạch sẽ, học sinh và giáo viên đeo khẩu trang đến trường; 100% học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi đã tiêm mũi 1 và gần 70% học sinh tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19.

           

Em Lê Ngọc Minh Châu, lớp 8A4, Trường THCS Nguyễn Trãi, cho hay: Đến nay, em đã hoàn thành 2 mũi tiêm Covid-19, bản thân em luôn ý thức về việc đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, thường xuyên theo dõi sức khỏe để phòng tránh lây nhiễm dịch Covid-19 cho gia đình và bạn bè xung quanh.

           

Thầy giáo Hoàng Mạnh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi, cho biết: Trường có 680 học sinh, với 20 lớp, 41 cán bộ, giáo viên. Dù dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, nhưng chúng tôi không chủ quan. Ban Giám hiệu nhà trường đã phân công cho Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tuyên truyền trên loa phát thanh của nhà trường về công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin Covid-19 vào 15 phút đầu giờ hàng ngày; quy định học sinh đeo khẩu trang trong trường học. Phân công các giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh học sinh nắm bắt số lượng học sinh đã tiêm phòng để tuyên truyền công tác tiêm phòng đúng thời gian, quy định.

           

Giờ học của cô và trò Trường tiểu học thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu.

           

Năm học này, huyện Mai Sơn có 64 trường học, với hơn 47.000 học sinh. Ông Phạm Văn Khanh, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện, thông tin: Ngay từ đầu năm học, Phòng đã chỉ đạo các đơn vị trường học  xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vừa bảo đảm sức khoẻ, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng giáo dục của từng cấp học. Không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch Covid-19; củng cố mạng lưới y tế học đường trong chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. Đến nay, toàn huyện đã có hơn 76,4% trẻ từ 5-12 tuổi đã tiêm vắc xin mũi 2 và trên 97% học sinh đã tiêm xong mũi 1; gần 70% học sinh từ 12-18 tuổi đã tiêm vắc xin mũi 3 phòng chống dịch Covid-19.

           

Trường THPT Cò Nòi có trên 1.000 học sinh đến từ các xã trong huyện, nhà trường đã bố trí khu ở bán trú cho 66 học sinh vùng sâu, vùng xa khó khăn; tăng cường quản lý, giám sát học sinh để kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19. Thầy Trần Văn Phúc, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Đến nay, 100% học sinh nhà trường đã hoàn thành 3 mũi tiêm phòng vắc xin Covid-19. Trước khi vào học mới, nhà trường đã tổ chức dọn dẹp, tổng vệ sinh toàn trường, phun khử khuẩn các khu vực trọng yếu, gồm: Các khu nhà lớp học, khu hiệu bộ, khu ở bán trú của học sinh đảm bảo vệ sinh, an toàn cho học sinh nhập học. Phối hợp với phụ huynh học sinh và giáo viên quản lý học sinh bán trú, theo dõi sức khỏe của học sinh, kịp thời phát hiện, xử lý sớm các trường hợp mắc hoặc nghi mắc Covid-19, không để học sinh gián đoạn việc học do dịch bệnh.

           

Đối với bậc học mầm non, do các bé còn nhỏ, công tác phòng, chống dịch Covid-19 sẽ gặp nhiều khó khăn. Các trường mầm non đã chú trọng chăm sóc, nuôi dạy và thường xuyên theo dõi sức khỏe để phòng chống dịch bệnh. Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có gần 250 trường mầm non đã xây dựng gần 300 video clip và hàng trăm bài viết hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà; xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động đón, trả trẻ; ăn, ngủ, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cho trẻ... Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn phòng học, khu vệ sinh, phòng chức năng, hành lang; đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục. Tăng cường lưu thông không khí bằng hệ thống cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt; thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, sớm phát hiện dịch bệnh để tránh lây lan ra cộng đồng.

           

Giáo viên Trường mầm non Tô Hiệu, Thành phố hướng dẫn các bé sát khuẩn tay phòng chống dịch bệnh.

           

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hiệu trưởng Trường mầm non Tô Hiệu (Thành phố), nói: Trường có 14 nhóm lớp, 430 trẻ, 36 cán bộ giáo viên. Nhà trường đã chỉ đạo tổng vệ sinh lớp học, đồ chơi, môi trường giáo dục. Phối hợp với phụ huynh học sinh theo dõi sức khỏe của trẻ, lập sổ sách, hồ sơ lưu trữ tình trạng sức khỏe trẻ để giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế theo dõi,  đảm bảo vừa phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe của học sinh, giáo viên, vừa hoàn thành chương trình, kế hoạch giáo dục. Thay đổi thực đơn hàng tuần; bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, nhà trường còn chỉ đạo giáo viên các lớp lồng ghép tuyên truyền vào giờ đón và trả trẻ, đôn đốc phụ huynh có con 5 tuổi thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng, chống Covid -19. 

           

Với sự chỉ đạo sát sao của ngành GD&ĐT, sự chủ động thích ứng của các đơn vị trường học trong việc tổ chức dạy và học an toàn sẽ góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022-2023.  

           

Trang Thư

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
  • 'Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    An ninh trật tự -
    Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học được ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng. Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
  • 'Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.