Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Giữ mầu xanh cho quần đảo Trường Sa

Nhờ sự hỗ trợ thường xuyên từ đất liền, cùng với ý thức của quân và dân trên đảo, đến nay hầu hết các đảo thuộc huyện Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) được phủ kín mầu xanh của hàng trăm loại cây trồng khác nhau, góp phần bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo và cuộc sống môi trường nơi đây.

Bộ đội chăm sóc cây xanh trên đảo Trường Sa.
Bộ đội chăm sóc cây xanh trên đảo Trường Sa.

Thượng tá Lương Xuân Giáp, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) chia sẻ, chỉ tính 5 năm trở lại đây, đất liền đã ủng hộ quân và dân Trường Sa hơn 34 nghìn cây xanh các loại, chưa kể hàng trăm tấn đất, hàng chục tấn phân bón, giống cây, hàng chục vườn ươm của mô hình "Vì Trường Sa xanh" để quần đảo phát triển bền vững hơn.

Thay vì phụ thuộc vào cây xanh nguồn gốc tự nhiên trên đảo như phong ba, mù u, bàng vuông, hiện nay các đảo đều được quy hoạch trồng mới các loại cây xanh như dừa, phi lao, tre, keo bạch đàn... Đây là những loại cây xanh sau nhiều năm phát triển có thể khai thác để phục vụ đời sống, sinh hoạt, huấn luyện của quân và dân trên đảo.

Những năm qua, Quân chủng Hải quân và các đơn vị trực thuộc đã huy động các doanh nghiệp, địa phương ủng hộ xây dựng 13 vườn rau, nhà lưới ở các đảo nổi và đầu tư củng cố hàng chục vườn rau tại các đảo chìm. Riêng hai vườn rau nhà lưới tại đảo Sinh Tồn Đông và Trường Sa Đông với diện tích 240m2 do Viện Nông nghiệp miền nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hỗ trợ đã mở ra ý tưởng mới về công nghệ trồng rau nhà kính, bảo đảm nguồn rau xanh quanh năm ở Trường Sa trong thời gian tới.

Theo Thượng tá Nguyễn Sĩ Sơn, Chỉ huy trưởng đảo Nam Yết, nhờ tăng gia tập trung theo mô hình mới, năm 2022, lượng rau xanh trên đảo đạt đến 13.000kg, đủ lượng rau xanh cho bộ đội sử dụng hằng ngày trên đảo. Cùng với Nam Yết các đảo Trường Sa, An Bang, Đá Đông, Trường Sa Đông, Đá Tây… đã xây dựng mô hình vườn rau an toàn theo công nghệ mới, cung cấp dồi dào rau xanh, thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn hằng ngày của bộ đội trên đảo. Thiếu tá Nguyễn Hồng Tiến, Chính trị viên đảo Trường Sa Đông cho biết, ngoài việc thực hiện tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cán bộ và nhân dân trên đảo luôn có ý thức trồng và chăm sóc cây xanh.

Đến nay, hầu hết các vị trí cần thiết của đảo đã được phủ kín các loại cây thân gỗ, cây hoa và rau xanh các loại. Công việc này được chỉ huy đảo giao trách nhiệm cho ban chấp hành chi đoàn thanh niên. Được chăm sóc thường xuyên, các vườn rau xanh của các đơn vị bộ đội quanh năm xanh tốt, các hàng cây bàng vuông, bao báp, phi lao, mù u... chắn sóng, chắn cát và che phủ bóng mát, bảo vệ môi trường trên đảo đã và đang phát huy tốt tác dụng. Thực hiện Tết trồng cây, cùng với các đảo khác, mùa xuân này, Trường Sa Đông trồng thêm hàng trăm cây xanh các loại, góp phần giữ vững màu xanh bền vững cho đảo.

Nhìn những hàng dừa chỉ mới hơn hai năm tuổi nhưng phát triển tươi tốt ở đảo Phan Vinh, nhiều khách đất liền không khỏi ngạc nhiên khi cán bộ, chiến sĩ trên đảo thuần hóa, chăm sóc được loại cây vốn không chịu khí hậu khắc nghiệt như ở Trường Sa. Trung tá Nguyễn Quang Trung, Chỉ huy trưởng đảo Phan Vinh cho biết, từ kinh nghiệm của một số anh em ra đảo trước, nhất là từng công tác ở Nam Yết - được mệnh danh là đảo dừa cho nên việc chăm sóc cũng không khó lắm, tuy nhiên điều cần nhất là phải che chắn thật tốt giai đoạn cây mới phát triển, phải tưới nước và bón phân đầy đủ.

Mỗi cây dừa khi phát triển cung cấp từ 30-40 quả/năm, đây sẽ là loại cây phục vụ rất thiết thực đời sống bộ đội. Tuy nhiên so với diện tích còn trống hiện tại, rất cần sự chung tay của đất liền để có thêm mầu xanh cho đảo.

Tại lễ phát động Tết trồng cây năm 2023, các lực lượng trên đảo Trường Sa đã trồng và chăm sóc được hơn 1.800 cây xanh, trong đó trồng mới hơn 800 cây như: Dừa, mù u, bàng vuông, tra và một số loại cây ăn quả; chăm sóc, cắt tỉa và vệ sinh hơn 1.000 cây xanh các loại trong khuôn viên các đảo.

Xanh hóa Trường Sa đã trở thành một mục tiêu quan trọng, luôn là sự trăn trở, quan tâm của đất liền, quân và dân trên đảo suốt những năm qua. Trên nền cát mặn, san hô và khí hậu khắc nghiệt, mỗi một cây xanh sinh tồn trên đảo Trường Sa đều thấm đẫm mồ hôi, công sức của quân và dân nơi đây...

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La

    Họp Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/7, các đồng chí: Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La; đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực đã chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ chuẩn bị Lễ kỷ niệm.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/7/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/7/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 21-24 độ Vĩ Bắc, kết hợp với hội tụ gió lên đến 3.000m hoạt động yếu. Thời tiết: Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, có nơi nắng nóng.
  • 'Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/7, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 75 xã, phường trên địa bàn tỉnh.
  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • 'Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 27/6/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.