● Số người được giới thiệu ứng cử là phụ nữ, là người dân tộc thiểu số được quy định như thế nào? ● Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào? ● Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào? ● Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được quy định như thế nào?
Câu 35: Số người được giới thiệu ứng cử là phụ nữ, là người dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?
Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ.
Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số.
Số người được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cũng phải bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương.
Câu 36: Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc:
- Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu. Việc xác định tỉnh miền núi, vùng cao để làm căn cứ xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu căn cứ vào văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan có liên quan rà soát, tập hợp các văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để xác định đơn vị hành chính miền núi, vùng cao và công bố trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia (http://hoidongbaucu.quochoi.vn).
- Tỉnh không thuộc trường hợp nêu trên có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 70.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu.
- Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60 nghìn dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu.
- Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được bầu 95 đại biểu.
Theo quy định tại Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dân số của từng đơn vị hành chính để làm căn cứ xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu được xác định theo số liệu thống kê dân số do cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố tại thời điểm gần nhất tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Câu 37: Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện được thực hiện theo nguyên tắc:
- Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ 40.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 40.000 dân thì cứ thêm 7.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu. Việc xác định huyện miền núi, vùng cao, hải đảo để làm căn cứ xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu căn cứ vào văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan có liên quan rà soát, tập hợp các văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để xác định đơn vị hành chính miền núi, vùng cao, hải đảo và công bố trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia (http://hoidongbaucu.quochoi.vn).
- Huyện không thuộc trường hợp nêu trên, thị xã có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 80.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu.
- Quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ 100.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 100.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu.
- Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu.
Tại kỳ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026, trên cả nước có tổng cộng 29 đơn vị cấp huyện (thuộc 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trở lên. Trên cơ sở đề nghị của các địa phương cũng như bảo đảm cân đối chung về tỷ lệ dân số và số đơn vị hành chính trực thuộc của từng địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và ra nghị quyết quyết định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 cụ thể (từ 37 đến 40 đại biểu) cho từng huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố Thủ Đức thuộc phạm vi đối tượng nêu trên.
Câu 38: Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được quy định như thế nào?
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được thực hiện theo nguyên tắc:
- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2.000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu.
- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có trên 2.000 dân đến dưới 3.000 dân được bầu 19 đại biểu.
- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 3.000 dân đến 4.000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 4.000 dân thì cứ thêm 1.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.
Việc xác định xã miền núi, vùng cao, hải đảo để làm căn cứ xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu căn cứ vào văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan có liên quan rà soát, tập hợp các văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để xác định đơn vị hành chính miền núi, vùng cao, hải đảo và công bố trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia (http://hoidongbaucu.quochoi.vn).
- Xã, thị trấn không thuộc trường hợp nêu trên có từ 5.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5.000 dân thì cứ thêm 2.500 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.
- Phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu.
- Phường có trên 10.000 dân thì cứ thêm 5.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.
NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!