Nhìn lại năm 2024: Bức tranh chính trị toàn cầu nhiều biến động

Những xáo trộn chính trị tại một loạt quốc gia đang tác động sâu sắc đến các trục quan hệ và cục diện địa chính trị thế giới. Không chỉ là "năm siêu bầu cử" với khoảng 60 cuộc bầu cử trên toàn cầu, năm 2024 còn xảy ra những diễn biến mang tính bước ngoặt trong những "hồ sơ nóng" lâu nay. Thế giới bước vào năm mới 2025 với kỳ vọng ổn định, xen lẫn lo âu về tương lai bất định phía trước.

Bà Kamala Harris và ông Donald Trump tranh luận trực tiếp hôm 10/9/2024. (Ảnh REUTERS)
Bà Kamala Harris và ông Donald Trump tranh luận trực tiếp hôm 10/9/2024. (Ảnh REUTERS)

Trước khi bước vào năm 2024, nhiều nhà phân tích đã lựa chọn từ khóa "biến động khó lường" để dự báo về chính trường thế giới. Bởi đây là "năm siêu bầu cử" với hơn 2 tỷ cử tri tại các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu đi bỏ phiếu trong khoảng 60 cuộc bầu cử, lựa ra người đứng đầu và các chính đảng lãnh đạo đất nước. Kết quả của hàng loạt cuộc bầu cử được cho là tạo ra những thay đổi mang tính bước ngoặt với nhiều quốc gia và cả trật tự quốc tế.

Nổi bật trong số đó là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024, có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ với tương lai của Xứ Cờ hoa, mà còn với phần còn lại của thế giới. Sức nóng của cuộc bầu cử tại Mỹ xuyên suốt cả năm. Thậm chí, nhiều nước còn đưa cả kết quả bầu cử của Mỹ vào nội dung hoạch định chính sách quốc gia. Ông Donald Trump trở lại ngồi "ghế nóng" tại Nhà trắng sau chiến thắng được đánh giá là thuyết phục, vượt qua nhiều khó khăn trong hành trình tranh cử với những lần bị ám sát hụt.

Tuy nhiên, đồn đoán về chính sách sắp tới của "chính quyền 2.0" của Tổng thống đắc cử Donald Trump gây xôn xao dư luận, không chỉ riêng nước Mỹ, mà với nhiều quốc gia, gồm cả những đồng minh của Mỹ. Những nội dung phát biểu khi tranh cử, cũng như những tuyên bố sau khi đắc cử cho thấy ông Trump sẽ tiếp tục theo đuổi chủ trương "Nước Mỹ trước hết". Về thương mại, chính quyền Mỹ sắp tới được dự đoán sẽ áp dụng chính sách mang tính bảo hộ cao - vốn được cho là có thể mang lại lợi ích cho Xứ Cờ hoa trong ngắn hạn, nhưng gây tổn hại các mối quan hệ đối ngoại của Mỹ, có thể khơi lại tranh cãi, thậm chí xung đột thương mại với các đối tác.

Về đối ngoại, chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ điều chỉnh cách tiếp cận về các điểm nóng, như các cuộc xung đột tại Ukraine, khu vực Trung Ðông…, theo hướng giảm bớt sự can thiệp của Washington và thúc đẩy vai trò các đồng minh của Mỹ.

Trong khi đó, với châu Âu, 2024 là một năm nhiều sóng gió, khi lực lượng cực hữu trỗi dậy mạnh mẽ, cùng tình trạng rối ren diễn ra tại hai đầu tàu kinh tế Liên minh châu Âu (EU) là Ðức và Pháp. Trong khi nước Pháp có Thủ tướng thứ tư chỉ trong vòng một năm, nước Ðức đang hướng về cuộc bầu cử sớm diễn ra vào tháng 2/2025 sau sự sụp đổ của Chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz. Trục Pháp-Ðức lung lay khiến EU thiếu đi sự lãnh đạo quyết đoán để có những phản ứng tập thể nhanh chóng trước các cuộc khủng hoảng. Và rất có thể, khi châu Âu rối ren, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ thay đổi cách tiếp cận đối với châu lục này trong vấn đề quốc phòng, thương mại.

Vẫn là điểm nóng xung đột của thế giới năm 2024, Trung Ðông còn chứng kiến một số bước ngoặt lớn, khiến "khu vực chảo dầu" này thêm sôi sục. Israel và Iran công khai tấn công trực tiếp lẫn nhau; xung đột ở Syria bất ngờ trở lại, dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Dù lực lượng đối lập tuyên bố giành quyền kiểm soát, giới quan sát vẫn lo ngại Syria lại là điểm nóng mới ở khu vực vốn đã chao đảo vì các cuộc đụng độ, đối đầu.

Châu Á cũng không nằm ngoài vòng xoáy bất ổn chính trị. Trong đó, chính trường Hàn Quốc xáo trộn khi cả Tổng thống, quyền Tổng thống đối mặt phiên luận tội vì trách nhiệm liên quan việc ban bố tình trạng thiết quân luật. Căng thẳng lại gia tăng trên bán đảo Triều Tiên với những động thái chạy đua quân sự, đẩy mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên xuống mức thấp...

Thế giới bước vào năm 2025 trong sự lo âu, khi những vòng xoáy xung đột, bất ổn và bế tắc chính trị chưa đi đến hồi kết. Những diễn biến trên chính trường nhiều nước và khu vực hiện nay báo hiệu về một môi trường địa chính trị toàn cầu ngày càng phức tạp. Trong đó, căng thẳng địa chính trị được dự báo gia tăng, nhất là gắn với cạnh tranh về công nghệ, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đứng trước nhiều rủi ro.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Sẵn sàng cho Lễ công bố thành lập thị xã Mộc Châu

    Sẵn sàng cho Lễ công bố thành lập thị xã Mộc Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 15/1, tại huyện Mộc Châu, đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 501 đã kiểm tra công tác chuẩn bị các nội dung tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Mộc Châu và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Mộc Châu.
  • 'Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

    Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

    Xã hội -
    Hưởng ứng Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện Mộc Châu chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xóa đói, giảm nghèo. Cả hệ thống chính trị vào cuộc “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, rà soát các hộ nghèo, tìm nguyên nhân và đề ra các giải pháp giúp đỡ các hộ thoát nghèo.
  • 'Đảm bảo cấp nước sinh hoạt phục vụ dân cư đô thị

    Đảm bảo cấp nước sinh hoạt phục vụ dân cư đô thị

    Xã hội -
    Với vai trò đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho dân cư vùng đô thị tại thành phố Sơn La và trung tâm các huyện, Công ty cổ phần Cấp nước Sơn La đã chú trọng đầu tư đổi công nghệ xử lý nước hiện đại; đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý chất lượng nước và kiểm soát hệ thống cấp nước sinh hoạt, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
  • 'Phản ánh hiện thực cuộc sống sinh động

    Phản ánh hiện thực cuộc sống sinh động

    Văn hóa - Xã hội -
    Sơn La, vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và làm phong phú thêm đời sống sống tinh thần của nhân dân.
  • 'Mái ấm của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

    Mái ấm của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

    Xã hội -
    Được sống trong môi trường thuận lợi để học tập, vui chơi, được đùm bọc và yêu thương, các em nhỏ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh được hòa nhập trong ngôi nhà chung ấm áp, tiếp thêm nghị lực để các em vươn lên trong một tương lai tươi sáng và trở thành người có ích cho xã hội.
  • 'Chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả

    Chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả

    An ninh trật tự -
    Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hoạt động kinh tế, văn hóa diễn ra sôi nổi, bên cạnh đó, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự và hành vi vi phạm pháp luật, như: Trộm cắp, đánh bạc, buôn lậu hàng hóa không rõ nguồn gốc và pháo nổ... Thực hiện đợt cao điểm bảo đảm an ninh trật tự, Công an huyện Phù Yên đã ra quân trấn áp các loại tội phạm.
  • 'Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ

    Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ

    Gương sáng bản làng -
    Khai thác tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, HTX sản xuất và chế biến măng sạch Tân Xuân ở bản Bướt, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ đã tập hợp hội viên phụ nữ, sản xuất cây măng thành nhiều sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập cho phụ nữ.