Liên hợp quốc cảnh báo về tình trạng ấm lên toàn cầu

Ngày 28/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) cần ngăn chặn diễn tiến nguy hiểm trước khi tình trạng ấm lên toàn cầu tới đỉnh điểm nguy cấp.

Thềm băng Getz cao 60m ở Nam Cực. (Ảnh: Reuters)
Thềm băng Getz cao 60m ở Nam Cực. (Ảnh: Reuters)

Cảnh báo được đưa ra sau khi các số liệu cho thấy băng ở Nam cực tan nhanh gấp 3 lần so với tốc độ tan hồi đầu thập niên 1990; diện tích băng hiện thấp hơn 1,5 triệu km2 so với mức trung bình vào thời điểm này hằng năm.

Biến đổi khí hậu đã gây tổn thất hàng tỷ USD cho nền kinh tế thế giới năm 2022; trong đó, các nền kinh tế đang phát triển chịu tác động nặng nề nhất. Ước tính, biến đổi khí hậu làm giảm 6,5% GDP toàn cầu, gồm hậu quả trực tiếp như gián đoạn trong ngành nông nghiệp và sản xuất, giảm sản lượng và tác động gián tiếp qua thương mại và đầu tư toàn cầu.

Phát biểu với báo giới tại trụ sở Liên hợp quốc, ông Guterres nêu rõ: Các dòng hải lưu chung quanh Nam cực phân phối nhiệt, chất dinh dưỡng và carbon đi khắp thế giới, giúp điều hòa khí hậu và thời tiết. Tuy nhiên, thảm họa sẽ xảy ra nếu hệ thống này tiếp tục vận hành chậm hoặc dừng hoàn toàn. Nếu hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch không ngừng lại, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng thêm 30C vào cuối thế kỷ 21 và mức độ tan các thềm băng ở Greenland và Tây Nam cực sẽ vượt ngưỡng nguy hiểm. Các nhà lãnh đạo thế giới tại COP28 có trách nhiệm “phá vỡ chu kỳ này”.

Nghiên cứu mới nhất do Ðại học Delaware công bố trước thềm COP28 cho thấy, biến đổi khí hậu đã gây tổn thất hàng tỷ USD cho nền kinh tế thế giới năm 2022; trong đó, các nền kinh tế đang phát triển chịu tác động nặng nề nhất. Ước tính, biến đổi khí hậu làm giảm 6,5% GDP toàn cầu, gồm hậu quả trực tiếp như gián đoạn trong ngành nông nghiệp và sản xuất, giảm sản lượng và tác động gián tiếp qua thương mại và đầu tư toàn cầu.

 

Tác giả chính của báo cáo, nhà nghiên cứu James Rising hy vọng thông tin trên góp phần làm rõ hơn những thách thức mà nhiều nước phải đối mặt, cũng như sự cần thiết hỗ trợ khẩn cấp cho các nước đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu. Kết quả khảo sát của Ngân hàng Ðầu tư châu Âu (EIB) về khí hậu được công bố ngày 27/11 cũng chỉ ra rằng, các nước giàu nên bồi thường cho các nước nghèo hơn, giúp giải quyết tác động của biến đổi khí hậu. Hơn 60% số người được hỏi ở Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ nói rằng, đất nước họ nên tài trợ cho các nỗ lực chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Báo cáo cũng cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc loại bỏ các khoản trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch.

Trong khi đó, các hãng hàng không châu Âu đang đẩy mạnh đầu tư và ký kết thỏa thuận hợp tác để có được nguồn cung nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Việc sử dụng nhiên liệu thay thế làm từ các nguyên liệu sinh học có thể giúp cắt giảm tới 80% lượng khí thải carbon so với sử dụng nhiên liệu truyền thống. Ðây được xem là một biện pháp giúp ngành hàng không châu Âu đạt được mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Ngày 28/11, Hãng hàng không Virgin Atlantic của Anh thực hiện chuyến bay đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% nhiên liệu hàng không bền vững. Chuyến bay khởi hành từ thủ đô London đến sân bay quốc tế John F.Kennedy ở thành phố New York (Mỹ). Máy bay Boeing 787 được trang bị động cơ Trent 1000 của Rolls-Royce thực hiện chuyến bay.

Theo NDĐT
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Xây dựng Đảng -
    Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác đảng, công tác chính trị đối với lực lượng quân đội, Đảng ủy Quân sự tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm của lực lượng vũ trang, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Nông thôn mới -
    Sau gần 4 năm thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án, huyện Phù Yên đã ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.