Học giả Trung Quốc: "Thời đại mới" của quan hệ Trung-Việt

Với tiêu đề "Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa quan hệ Trung-Việt bước vào thời đại mới", bài viết đã đi sâu phân tích những ý nghĩa của chuyến thăm, nhất là "định vị mới", "tầm cao mới" của quan hệ song phương sau khi hai bên ra Tuyên bố chung và ký kết hơn 30 văn kiện hợp tác.

Ảnh chụp bài viết của 2 học giả Trung Quốc.
Ảnh chụp bài viết của 2 học giả Trung Quốc.

Bài viết của hai học giả Thành Hán Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam kiêm Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á thuộc Đại học Công nghiệp Chiết Giang và Triệu Tử Long, chuyên gia Viện nghiên cứu khu vực và quốc gia Trung Quốc-ASEAN thuộc Đại học Dân tộc Quảng Tây được trang mạng China Report ASEAN đăng tải ngày 19/12.

Bài viết đánh giá, trong chuyến thăm này, hai bên đã công bố định vị mới trong quan hệ hai Đảng, hai nước, trên cơ sở làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam, hai bên sẽ cùng nhau xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược, thể hiện tình hữu nghị sâu sắc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trì trệ và các vấn đề chính trị, an ninh quốc tế thường xuyên xảy ra, Trung Quốc và Việt Nam vẫn kiên trì phối hợp hành động, cùng nhau tạo dựng một “thời đại mới” cho quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, đồng thời tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới và ngoại giao láng giềng tốt đẹp, có ý nghĩa quan trọng mang tính thời đại.

Theo các tác giả, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có nghĩa là hai nước sẽ thiết lập quan hệ mật thiết trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế, từ đó cùng nhau thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng của hai nước; lãnh đạo hai nước đạt được nhận thức chung về tầm quan trọng và sự phát triển trong tương lai của quan hệ hai nước, thừa nhận tầm ảnh hưởng quan hệ Trung-Việt đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới, từ đó cũng phối hợp thúc đẩy quản trị khu vực và toàn cầu, duy trì trật tự quốc tế và hệ thống tự do thương mại dựa trên các quy tắc.

Hợp tác thiết thực lĩnh vực kinh tế mới nổi

Theo bài viết, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng cả trên bộ và trên biển, núi liền núi, sông liền sông, điều này quyết định mức độ kết nối, tính bổ sung cao và sự gắn kết lợi ích chặt chẽ giữa hai nền kinh tế.

Hai năm qua, kim ngạch thương mại liên tục vượt mốc 200 tỷ USD; 10 tháng đầu năm 2023, đạt 185,1 tỷ USD. Trung Quốc liên tục nhiều năm là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam; còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, lớn thứ tư trên thế giới. Riêng trong lĩnh vực nông sản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 20,2% trong 11 tháng đầu năm, quy mô xuất nhập khẩu ngày càng lớn, cho thấy dư địa rộng lớn trong hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.

Kết nối thông qua đường sắt liên vận Trung Quốc-Việt Nam, Trung Quốc-châu Âu góp phần giảm mạnh thời gian vận tải hàng hóa, nâng cao hiệu quả vận tải, giải quyết bài toán khó trong việc kết nối các nước ASEAN với Trung Á...

 

Theo các tác giả, ngoài các lĩnh vực hợp tác kinh tế truyền thống như xây dựng kết cấu hạ tầng, nông nghiệp, Tuyên bố chung đã đề cập hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực kinh tế mới nổi như xây dựng hạ tầng kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, năng lượng xanh..., điều này mang lại nhiều cơ hội phát triển cho cả hai bên trong quá trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi nền kinh tế, mở rộng thương mại và đầu tư song phương, tăng cường an ninh năng lượng và phát triển bền vững, thúc đẩy trao đổi nhân lực và hợp tác công nghiệp..., góp phần thúc đẩy thịnh vượng và tiến bộ chung, có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực.

Đẩy mạnh giao lưu nhân dân

Nhấn mạnh mối quan hệ giữa các quốc gia nằm ở sự giao lưu giữa người dân, bài viết đánh giá, Tuyên bố chung đã nhấn mạnh việc tăng cường các cơ chế trao đổi giữa các cơ quan tuyên truyền của hai Đảng, các cơ quan báo chí chính thống ở Trung ương, nhà xuất bản, đơn vị văn hóa và du lịch, thanh niên, địa phương..., tìm tòi xây dựng cơ chế hợp tác giữa các cơ quan giáo dục, y tế, y học cổ truyền, hàng không dân dụng...

Các tác giả cho rằng, ý nghĩa tích cực của việc tăng cường hợp tác tuyên truyền là việc phát đi những thông điệp hữu nghị, thân thiện, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, từ đó hiểu và lan tỏa hình ảnh quốc gia này ở quốc gia kia, thúc đẩy giao lưu và hợp tác về văn hóa. Việc đẩy mạnh các thông tin tích cực, sẽ làm nổi bật tình hữu nghị, hợp tác và lợi ích chung, có lợi cho việc tạo dựng hình ảnh tích cực, hữu hảo, đáng tin cậy, giúp người dân có cái nhìn và đánh giá chính xác, khách quan.

Việc này cũng góp phần tăng cường hiểu biết và nhận thức của người dân, củng cố quan hệ hữu nghị, nâng cao hình ảnh quốc gia, thúc đẩy hợp tác song phương...

Cũng theo các tác giả, sau thành công của chuyến thăm, hai nước sẽ đi sâu hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống, bước đầu xây dựng các cơ chế kiểm soát và giải quyết bất đồng trong vấn đề trên biển... Đây sẽ là một trang sử mới, một hình mẫu mới trong lịch sử quan hệ quốc tế, khẳng định giá trị của Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược.

Theo NDĐT
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Chú trọng công tác đảng và chính trị trong quân đội

    Xây dựng Đảng -
    Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác đảng, công tác chính trị đối với lực lượng quân đội, Đảng ủy Quân sự tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm của lực lượng vũ trang, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Nông thôn mới -
    Sau gần 4 năm thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án, huyện Phù Yên đã ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.