326 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ sau bão

Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, các địa phương đã thống kê thiệt hại tính đến 22 giờ ngày 11/9/2024 có 326 người chết, mất tích (181 người chết, 145 người mất tích); tăng 2 người so với cập nhật thống kê lúc 18 giờ ngày 11/9 (tỉnh Quảng Ninh cập nhật thêm 2 người chết do bão).

Cụ thể: Lào Cai: 183 người (72 người chết, 111 người mất tích), gồm: Bảo Yên 113, Sa Pa 09, Bát Xát 18, Si Ma Cai 07, Bắc Hà 34, Văn Bàn 02. 

Cao Bằng: 52 người (34 người chết, 18 người mất tích). Yên Bái: 44 người (40 người chết, 04 người mất tích), gồm: thành phố Yên Bái 21, Lục Yên: 14, Văn Yên 06, Văn Chấn 01, Trấn Yên 02. Quảng Ninh: 15 người chết. Hải Phòng: 02 người chết do bão. Hải Dương: 01 người chết do bão. Hà Nội: 01 người chết do bão. Hòa Bình: 05 người chết do sạt lở đất. Lạng Sơn: 03 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất. Bắc Giang: 02 người chết do lũ cuốn. Tuyên Quang: 03 người do lũ (02 người chết, 01 người mất tích). Hà Giang: 02 người (01 người chết; 01 người mất tích). Lai Châu: 01 người chết do sạt lở đất. Vĩnh phúc: 02 người (01 chết, 01 người mất tích do lật thuyền). Phú Thọ: 10 người (08 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 01 người mất tích do lũ; 01 người chết do sạt lở đất).

Công tác hỗ trợ và di dời người dân được các cơ quan chức năng triển khai tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tạ Toàn/TTXVN 
 
 Tiếp tục xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng tại Lào Cai, vùi lấp 8 ngôi nhà

Chiều 11/9, ông Nguyễn Duy Hòa, Bí thư Huyện ủy Bắc Hà, tỉnh Lào Cai xác nhận thông tin trên địa bàn xã Nậm Lúc vào 14 giờ ngày 10/9 đã xảy ra vụ sạt lở đất đá nghiêm trọng vùi lấp 8 ngôi nhà tại thôn Nậm Tông.
 
Đất đá sạt lở bất ngờ, với khối lượng rất lớn đã làm 7 người chết, 11 người mất tích và 11 người bị thương đã được đưa đi cấp cứu tại phòng khám đa khoa Bảo Nhai. Do địa hình bị sạt lở chia cắt giao thông và mất tín hiệu viễn thông nên công tác thông tin giữa huyện và vùng sạt lở bị gián đoạn.
 
Công tác cứu hộ, cứu nạn tại đây gặp rất nhiều khó khăn do địa hình chia cắt, các lực lượng mất rất nhiều giờ đồng hồ mới tới được vị trí sạt lở. Hiện công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích phải tạm dừng lại do đất đá tiếp tục sạt xuống.
 
Theo Bí thư Huyện ủy Bắc Hà, nguy cơ sạt lở vẫn còn cao nên gây nguy hiểm cho các lực lượng tham gia cứu hộ. "Hiện nay chúng tôi đang tính toán các phương án để tìm kiếm người mất tích vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo tiến độ nhanh nhất", ông Hòa cho biết.
 
Tính đến thời điểm 17 giờ ngày 11/9, con số thiệt hại về người tại huyện Bắc Hà đã lên tới 51 người. Trong đó có 15 người chết, 19 người mất tích; 17 người bị thương; trên 1.400 nhà bị thiệt hại.
 
Huyện đã huy động các lực lượng tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện rất khó khăn. Ngày 10-11/9, tổ công tác của tỉnh do ông Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn; lực lượng cơ động Công an tỉnh Lào Cai, 2 Tổ cơ động của huyện đã cùng các lực lượng cứu trợ trong và ngoài tỉnh đã tổ chức ứng phó, tiếp cận tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
 
Huyện Bắc Hà đã đề nghị UBND tỉnh Lào Cai và các sở, ngành liên quan huy động các lực lượng phối hợp với huyện hỗ trợ các điểm sụt sạt, các điểm ngập úng, sự cố mất điện, đảm bảo giao thông, liên lạc trên địa bàn huyện phục vụ công tác khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
 
Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 2
 
Bản tin cập nhật lúc 21 giờ, ngày 11/9 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 2; tại Phú Thọ sẽ xuống dưới mức báo động 1. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức báo động 3. Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên trên mức báo động 3. Lũ trên sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3. Lũ trên sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 3. Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 2 và dưới báo động 3.
 
Trong 12- 24 giờ tiếp theo: Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 1; tại Phú Thọ tiếp tục xuống dưới mức báo động 1. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức báo động 2. Lũ trên sông Cầu sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 3. Lũ trên sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3. Lũ trên sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 3. Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 2.
 
Cảnh báo, trong 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng- Thái Bình lên mức báo động 3 và trên báo động 3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê, kè có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu ven sông thuộc các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình./.
Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.