Những tủ sách ở lớp học rẻo cao

Dù không có thư viện khang trang, nhiều đầu sách như ở điểm trường trung tâm, nhưng thầy và trò ở các điểm trường lẻ vùng cao xã Xím Vàng (Bắc Yên) đã tự thiết kế những tủ sách nhỏ đặt tại lớp học. Đó là góc sinh hoạt đặc biệt, đem lại niềm vui mỗi ngày đến trường và thắp lửa đam mê đọc sách, học chữ cho học sinh vùng cao.

 

Giờ học của học sinh lớp 2, điểm trường bản Háng Chơ, Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Xím Vàng (Bắc Yên).

 

Định kỳ hằng tháng, thầy giáo Đinh Văn Thắng, giáo viên điểm trường Pá Ổng B, Trường phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú tiểu học và THCS Xím Vàng lại trèo đèo chở sách mượn từ thư viện nhà trường về cho học trò. Điểm trường Pá Ổng B cách trung tâm xã hơn 15 km đường đất, có 40 học sinh lớp 1 và lớp 2. Hiểu rõ những khó khăn, thiếu thốn và ước mơ của học trò, thầy Thắng và các giáo viên tại điểm trường đã trang bị một tủ sách nhỏ đặt tại lớp học với đa dạng các loại truyện thiếu nhi, sách tham khảo, tài liệu bổ trợ giúp học trò có cơ hội được mượn, đọc thuận lợi hơn.

Em Mùa Thào Páo, học sinh lớp 2, điểm trường Pá Ổng B, chia sẻ: Em rất thích đọc truyện tranh. Mỗi ngày đến lớp, em và các bạn được mượn truyện đọc lúc giải lao hoặc sau mỗi buổi học. Thỉnh thoảng thầy giáo lại tổ chức cho chúng em thi kể chuyện theo sách vui lắm.

Chiếc tủ sách nhỏ đặt cuối lớp là nơi tụ tập tìm đọc của 16 học sinh lớp 2, điểm trường bản Háng Chơ. Tủ sách có khoảng 60-70 cuốn sách tham khảo, truyện tranh dành cho học sinh và một số tài liệu, đồ dùng bổ trợ, minh họa phục vụ việc dạy và học. Ngoài sách mượn từ thư viện nhà trường, giáo viên chủ nhiệm còn xin thêm các loại sách, truyện mỗi lần xuống huyện để bổ sung cho tủ sách được đa dạng, đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Thầy giáo Nguyễn Hữu Bảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 2, điểm trường Háng Chơ, chia sẻ: Với học sinh đồng bào dân tộc Mông, việc tiếp cận với các loại sách, truyện không chỉ giúp học sinh giải trí, thư giãn, mà còn giúp bổ trợ, tăng cường tiếng Việt; đồng thời, rèn luyện và phát triển văn hóa đọc cho học sinh từ những bậc học đầu tiên... Đặc biệt, học sinh lớp 1 và lớp 2 đang theo học chương trình giáo dục phổ thông mới, nên chúng tôi cũng cố gắng tìm kiếm các nguồn sách có nhiều tranh ảnh đẹp để giúp các em vừa xem, vừa luyện đọc tốt hơn.

Tủ sách lớp học rẻo cao ở các điểm trường của Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Xím Vàng được triển khai thực hiện từ năm học 2019 - 2020, theo chủ trương của Ban Giám hiệu nhà trường và được Phòng GD&ĐT, Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Bắc Yên quan tâm, hỗ trợ cho nhà trường mượn sách lưu động để bổ sung, đổi mới các đầu sách, truyện, tài liệu tham khảo cho thư viện. Mỗi năm học, thư viện nhà trường có từ 8.000 - 10.000 đầu sách, truyện, báo, tạp chí các loại, được luân phiên chuyển tới 4 điểm trường lẻ tùy theo điều kiện, nhu cầu mượn, đọc, tham khảo của giáo viên và học sinh. Tại mỗi điểm trường, các giáo viên chủ động thiết kế, sắp xếp các tủ sách và các góc trải nghiệm phù hợp.

Thầy giáo Hà Đồng Quỷnh, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Xím Vàng, chia sẻ: Để lan tỏa văn hóa đọc của học sinh đồng bào dân tộc vùng cao khó khăn, hằng năm, nhà trường đều tổ chức “Ngày hội đọc sách” với nhiều hoạt động, cuộc thi gắn với sách cho học sinh. Định kỳ hàng tuần, hàng tháng, các giáo viên đều tổ chức sinh hoạt ngoài giờ, “tiết đọc thư viện” theo các chuyên đề khác nhau để hướng dẫn, giúp học sinh làm quen với sách; cải thiện và nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Do điều kiện cơ sở vật chất tại các điểm trường lẻ còn khó khăn, hầu hết các tủ sách vẫn chỉ ở quy mô nhỏ, số lượng sách còn hạn chế. Bằng tâm huyết và trách nhiệm, những người gieo chữ vùng cao Xím Vàng vẫn luôn ấp ủ ước mơ xây dựng được những “thư viện thu nhỏ” đáp ứng nhu cầu đọc của học sinh ở các điểm trường. Đồng thời, mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các mạnh thường quân, giáo viên, học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển quyên góp, ủng hộ những cuốn sách, truyện, thiết bị học tập... để thư viện, tủ sách được đa dạng, phong phú. Mỗi cuốn sách được gửi tặng là một món quà ý nghĩa đối với các em học sinh vùng cao còn nhiều khó khăn.

Lê Hạnh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.