Nghề lái thuyền chở khách trên sông Đà

Dòng sông Đà xưa vốn hung dữ, nhiều tác ghềnh, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Nhưng từ khi có bàn tay trị thủy của con người, những công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu được ngăn dòng tạo nên những vùng hồ rộng lớn, vừa điều tiết nước cho hạ du, vừa thuận lợi cho phát triển vận tải đường thủy. Cũng như các vùng dọc con sông Đà, nhân dân các xã ven sông của huyện Bắc Yên từ Chiềng Sại lên đến Pắc Ngà có thể đi lại thuận tiện để trao đổi giao thương hàng hóa. Và cũng từ đó nghề lái đò chở khách trên dòng vùng hồ đã hình thành tạo nên nét mới ở mỗi bến thuyền.

 

Người dân bốc xếp hàng lên thuyền tại bến thuyền bản Pe, xã Song Pe (Bắc Yên).

 

Trong chuyến công tác khai bút đầu xuân chúng tôi có dịp về bến thuyền Song Pe nằm ngay dưới chân cầu Tạ Khoa. Từ đây có thể đi đường bộ đến xã Tạ Khoa, nhưng chúng tôi đã chọn đi bằng đường thủy. Giữa sóng nước mênh mông, chúng tôi nhận thấy những chiếc thuyền tấp nập ngược xuôi. Trong hành trình khoảng nửa tiếng đồng hồ trên sông, chúng tôi đã trò chuyện với ông Đinh Văn Việt, bản Tăng (xã Chiềng Sại), người đã hơn 10 năm lái thuyền chở khách trên sông. Ông Việt nhẩm tính: Mỗi ngày có 4 lượt thuyền chở khách xuất bến từ xã Chiềng Sại về Song Pe dưới chân cầu Tạ Khoa. Ngoài ra, còn thuyền từ bến khác tại các bản ven sông chở khách hoặc vận chuyển nông sản, hàng hóa.

 

Theo ông Việt, đối với nghề lái thuyền chở khách, việc bảo đảm an toàn giao thông đường thủy luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, trước khi xuất bến khoảng 30 phút, các lái thuyền đều phải kiểm tra bình nhiên liệu, động cơ, hệ thống bánh lái và khoang máy bơm nước… Đồng thời, đảm bảo có đủ số lượng áo phao cho hành khách, cùng với khoảng 15-20 chiếc phao cứu sinh để đề phòng bất trắc xảy ra. Trước khi nổ máy khởi hành, lái thuyền phát áo phao cho khách và đề nghị họ phải mặc áo phao; không để khách ngồi trên lan can. Vì đi trên sông có nhiều tình huống diễn ra bất ngờ không thể lường trước được, do đó mặc áo phao là cách để đảm bảo an toàn cho khách đi thuyền.

 

Chúng tôi về đến bến Song Pe mới chỉ đầu giờ chiều. Lúc này tại bến có khá nhiều người dân đang bốc, xếp hàng từ thuyền lên bờ, hoặc chuyển hàng xuống thuyền để vận chuyển về các xã. Được biết, ngoài nhận chở khách, một số lái thuyền còn làm thêm công việc vận chuyển nông sản, hàng hóa thuê cho người dân từ các xã về chân cầu Tạ Khoa. Hỏi chuyện chủ thuyền Vì Văn Ởng, bản Pắc Ngà (xã Pắc Ngà) về nghề lái thuyền, ông Ởng chia sẻ: Tôi đã làm nghề lái thuyền được khoảng 15 năm. Khi mới vào nghề, ở Bắc Yên chưa tổ chức dạy nghề lái thuyền, chúng tôi đã xuống bến phà Vạn Yên (Phù Yên) để học khoảng 2 tháng. Sau đó, vay 150 triệu đồng của ngân hàng để thuê đóng thuyền chở khách thuê. Mặc dù đã nhiều năm lái thuyền trên đoạn sông từ bến thuyền Song Pe về xã Pắc Ngà, nhưng không chỉ tôi mà các lái thuyền khác vẫn gặp nhiều khó khăn khi nước sông xuống thấp. Nhất là những hôm gió mạnh, khi lái phải lựa mui thuyền theo dòng nước để tránh các đợt sóng lớn, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho hành khách trên thuyền. Trong mỗi chuyến đi, chúng tôi luôn thận trọng, tập trung để đảm bảo an toàn cho hành khách.

 

Theo ông Ởng, số lượng thuyền chở khách từ Song Pe về Pắc Ngà tương đối nhiều. Tính trung bình một tháng, mỗi lái thuyền sẽ chở khách 6 chuyến đi - về, lượng khách mỗi chuyến tùy thuộc vào nhu cầu đi lại trong từng thời gian. Thường mỗi lượt chở khách từ Pắc Ngà về Song Pe và ngược lại, sau khi trừ các loại chi phí, mỗi chủ thuyền thu được khoảng 1 triệu đồng 2 chiều đi - về. Như vậy, thu nhập bình quân của lái thuyền khoảng 6 triệu đồng/tháng. Từ khoản thu đó, chủ thuyền thường trích ra một phần để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi. Bên cạnh đó, các lái thuyền mua lưới để sẵn trên thuyền, những ngày không có khách, họ sẽ đánh bắt cá trên sông, vừa phục vụ sinh hoạt của gia đình, vừa tăng thêm thu nhập.

 

Mỗi nghề có cái vất vả riêng; đặc biệt, với nghề lái thuyền chở khách trên sông liên quan trực tiếp đến tính mạng của hành khách, những người lái thuyền luôn xác định phải chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy, bảo đảm an toàn cho mỗi chuyến xuất bến.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    An ninh trật tự -
    Ngày 26/11, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 – 2025 và Đề án Công tác công an tham mưu thu hút các dự án kinh tế trọng điểm đầu tư vào địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.