Giảm nghèo từ vốn vay giải quyết việc làm

Hỗ trợ người dân có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, huyện Bắc Yên đang tích cực thực hiện các chính sách cho vay vốn giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

Giọng nữ
Nông dân xã Phiêng Ban sử dụng vốn vay giải quyết việc làm phát triển chăn nuôi.

Gia đình ông Lò Văn Bích, bản Tân Ban, xã Phiêng Ban, được chính quyền địa phương cùng Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho 2 lần vay vốn tín dụng chính sách. Từ số vốn 50 triệu đồng vay năm 2017, gia đình ông Bích mua 13 con bò về nuôi. Nhờ vốn vay với lãi suất thấp, thời hạn vay kéo dài, ông Bích có tiền phát triển chăn nuôi bò. Đến năm 2023, ông tiếp tục vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Đến nay, gia đình ông đã vươn lên thoát nghèo, cuộc sống ổn định. Ông Bích chia sẻ: Có vốn vay lãi suất ưu đãi, tôi đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, giờ đây, gia đình có 20 con bò, 30 con dê, thu nhập ổn định. Bước đầu đã có tích lũy, cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.

Còn gia đình bà Đào Thị Nguyệt, tiểu khu 3, thị trấn Bắc Yên, sử dụng nguồn vốn vay giải quyết việc làm, đầu tư, mở cửa hàng kinh doanh hoa quả. Bà Nguyệt cho biết: Khi Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bắc Yên triển khai chương trình cho vay giải quyết việc làm, tôi đăng ký vay vốn, mở rộng kinh doanh. Năm 2015, tôi vay 30 triệu đồng để mở cửa hàng tạp hóa nhỏ. Năm 2024, tôi tiếp tục được tạo điều kiện vay 100 triệu đồng, mở rộng kinh doanh. Trung bình, cửa hàng hoa quả bán được 5-6 triệu đồng tiền hàng/ngày, riêng ngày rằm, ngày lễ, bán được khoảng 10 triệu đồng.

Từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm, nông dân thị trấn Bắc Yên đầu tư máy in màu.

Trong 9 tháng năm 2024, thực hiện chương trình cho vay giải quyết việc làm, toàn huyện có 165 lượt tổ chức, cá nhân được vay vốn với doanh số cho vay đạt 11,3 tỷ đồng. Qua rà roát, kiểm tra, các trường hợp được vay vốn sử dụng đúng mục đích, sản xuất, kinh doanh phát huy hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm thực hiện theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ với nhiều ưu đãi, như: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Đối với người lao động, mức vay tối đa 100 triệu đồng. Mức vay cụ thể do Ngân hàng CSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn. Thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng, lãi suất theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.

Ông Lê Văn Thắng, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bắc Yên, cho biết: Phòng giao dịch triển khai đầy đủ, kịp thời và công khai các chính sách liên quan đến chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm. Cùng với nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm được phân bổ từ Trung ương và tỉnh, năm 2024, huyện Bắc Yên còn trích 1,2 tỷ đồng từ ngân sách địa phương, chuyển sang Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay để giải quyết việc làm. 

Hộ dân ở thị trấn Bắc Yên sử dụng nguồn vốn vay mở rộng kinh doanh.

Quá trình triển khai có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng CSXH với chính quyền địa phương cùng các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, tích cực tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chương trình; hướng dẫn hộ vay làm thủ tục hồ sơ, điều kiện vay vốn, đối tượng thụ hưởng, mức cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay; đảm bảo 100% số đối tượng khi có nhu cầu, đủ điều kiện được giải quyết vốn vay theo quy định. Đến 30/9, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH đã giải ngân hơn 66 tỷ đồng, với 1.015 hộ còn dư nợ.

Cán bộ ngân hàng phụ trách xã phối hợp với đơn vị ủy thác, tổ tiết kiệm và vay vốn kiểm tra, đánh giá về mô hình, dự án các hộ dự kiến triển khai đảm bảo nguồn vốn vay đạt hiệu quả, đúng mục đích, khi các hộ có nhu cầu vay vốn. Nếu dự án, mô hình có tính khả thi, triển vọng về hiệu quả kinh tế, sẽ giải ngân vốn. Sau khi nguồn vốn đến tay người dân, thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình các hộ sử dụng nguồn vốn vay. Qua đánh giá, hiện nay, 100% các hộ vay vốn sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, nhiều mô hình kinh tế của các hộ bắt đầu cho hiệu quả kinh tế.

Chính sách tín dụng ưu đãi về cho vay giải quyết việc làm, giúp nhiều hộ gia đình thay đổi thói quen, nhận thức trong sản xuất, kinh doanh, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Vị thế du lịch Sơn La trên bản đồ quốc gia

    Vị thế du lịch Sơn La trên bản đồ quốc gia

    Du lịch -
    Năm Nhâm Thìn khép lại, bức tranh du lịch của tỉnh Sơn La ghi nhiều dấu ấn với việc công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn; doanh thu từ hoạt động du lịch tăng trưởng nhanh; Sơn La đang trên đường trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc...
  • 'Hiến đất mở đường, nối mãi những mùa xuân

    Hiến đất mở đường, nối mãi những mùa xuân

    Nông thôn mới -
    Những ngày giáp tết, chúng tôi có dịp trở lại xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, vùng căn cứ cách mạng năm xưa. Những con đường nhỏ hẹp trước kia nay được mở rộng lên 7-9m, thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa. Đây là kết quả trong thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy Mai Sơn về vận động toàn dân tích cực tham gia chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững.
  • 'Dấu ấn chuyển đổi số

    Dấu ấn chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Hòa vào dòng chảy của chuyển đổi số quốc gia, năm 2024 với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, công tác chuyển đổi số của tỉnh bứt phá mạnh mẽ, làm thay đổi nhận thức, tư duy, hành động, tạo tiền đề xây dựng kinh tế số, chính quyền số và xã hội số.
  • 'Ấm áp vùng đất biên cương

    Ấm áp vùng đất biên cương

    Xã hội -
    Cảm nhận của chúng tôi trở lại huyện Sốp Cộp hôm nay là sự đổi mới và phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Đảng bộ huyện đã xây dựng được tổ chức đảng vững mạnh từ cơ sở, hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, lãnh đạo nhân dân vững bước trên con đường đổi mới, xây dựng huyện biên giới ngày càng vững chắc. 
  • 'Tết xưa và nay

    Tết xưa và nay

    Xã hội -
    Tết Nguyên Đán - lễ hội truyền thống thiêng liêng của người Việt, là thời khắc giao mùa, cũng là dịp để ta nhớ về cội nguồn, gia đình và những giá trị văn hóa sâu sắc. Với những ai từng trải qua thời bao cấp ở phố núi Sơn La, ký ức về những cái tết bình dị, ấm áp vẫn còn đọng lại.
  • 'Thầy thuốc tuyến cơ sở

    Thầy thuốc tuyến cơ sở

    Sức khỏe -
    Không kể ngày lễ, tết, đội ngũ y, bác sĩ y tế tuyến cơ sở luôn có mặt khi người bệnh cần. Họ là tuyến đầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân... Niềm vui của họ là mỗi người dân đều khỏe mạnh và hạnh phúc.