Lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Những ngày đầu xuân mới, chúng tôi đến thăm một số mô hình “Dân vận khéo” trên địa bàn toàn tỉnh, mới thấy được sức lan tỏa sâu rộng của phong trào. Ngày càng xuất hiện nhiều những mô hình, điển hình “Dân vận khéo” cụ thể, thiết thực trên các lĩnh vực, mang đến mùa xuân no ấm cho nhân dân.

Giọng nữ
Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy và huyện Mộc Châu khảo sát mô hình "Dân vận khéo" tại bản Tà Số, xã Chiềng Hắc.

Xuân này, nhân dân bản An Thái, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu phấn khởi khi đời sống ngày càng no ấm, hạnh phúc. Câu chuyện này bắt đầu từ năm 2023 triển khai mô hình “Dân vận khéo”, tuyên truyền, vận động nhân dân “Sản xuất ứng dụng công nghệ cao, bền vững” trong nông nghiệp của Chi bộ bản An Thái.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Bí thư Chi bộ bản An Thái, chia sẻ: Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, cấp ủy, chi bộ và các đảng viên bàn thảo lựa chọn mô hình phù hợp, gắn với nâng cao thu nhập cho bà con. Chi bộ đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; chuyển đổi từ trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng các loại cây rau màu, cây ăn quả, được bà con đồng tình hưởng ứng.

Hiện nay, bản An Thái có 23 ha trồng rau, đậu, đỗ và 31 ha cây ăn quả các loại; ngoài ra bà con còn trồng 20 ha ngô lấy hạt và ngô ủ ướp... Đặc biệt, có 7 ha rau sử dụng hệ thống tưới tự động, 4 ha trồng trong nhà kính, góp phần nâng giá trị sản xuất đạt 200 triệu đồng/ha. Bản có 105 hộ, hiện chỉ còn 1 hộ nghèo và đang được hỗ trợ để thoát nghèo.

Diện mạo nông thôn mới tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La. 

Thực hiện mô hình “Lãnh đạo huy động các nguồn lực chung tay xây dựng nông thôn mới” của Đảng ủy xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, giai đoạn 2021-2025 đã làm thay đổi mảnh đất vùng cao còn nhiều gian khó trở thành miền quê đáng sống. Ông Bùi Tiến Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Chiến, thông tin: Triển khai mô hình Ban Chấp hành Đảng bộ xã lấy ý kiến nhân dân, người có uy tín, cán bộ, đảng viên hiến kế giúp xã cụ thể hóa chủ trương theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Từ đó, đã thống nhất ban hành 82 chủ trương liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội; tạo khâu đột phá làm thay đổi về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.

Việc lựa chọn mô hình đúng, trúng, xuất phát từ thực tiễn, nguyện vọng của nhân dân, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng. Từ năm 2021 đến nay, nhân dân xã Ngọc Chiến đóng góp tiền, ngày công, tổng trị giá 115 tỷ đồng; có 833 hộ hiến 33.333 m² đất để xây dựng đường giao thông. Nhờ đó, Ngọc Chiến làm được 133 tuyến đường bằng bê tông, với chiều dài 98,3 km; mở rộng và đổ bê tông 109 tuyến đường nội bản, với chiều dài 77,8 km; mở 27 tuyến đường nội đồng, với chiều dài 21,9 km. Cùng với đó là hàng loạt các công trình, phần việc do nhân dân đóng góp xây dựng được hoàn thành để Ngọc Chiến ngày càng giàu đẹp, no ấm hơn. Năm 2023, Ngọc Chiến là xã đầu tiên của huyện Mường La đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí về xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Đường bê tông về bản Giạng Phổng, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La.

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, vì cuộc sống cộng đồng của tuổi trẻ, Tỉnh đoàn đã đăng ký mô hình “Trường đẹp cho em” tập trung thực hiện trong giai đoạn 2021-2025. Những công trình đã để lại dấu ấn đậm nét cho học sinh, phụ huynh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xóa các điểm trường, nhà lớp học tạm, dột nát; nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Đến nay, Tỉnh đoàn đã triển khai xây dựng 74 điểm trường tại 5 huyện: Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Sông Mã, Thuận Châu, với tổng giá trị hơn 14 tỷ đồng.

Thật khó có thể kể hết những mô hình “Dân vận khéo” đã và đang phát huy hiệu quả, bởi hiện nay, toàn tỉnh có 1.388 mô hình “Dân vận khéo” từ tỉnh đến cơ sở; trong đó 1.130 mô hình tập thể, 258 mô hình cá nhân. Đồng chí Lưu Minh Quân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, cho biết: Những năm qua, Tỉnh ủy và các cấp ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận. Đặc biệt, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã thực sự thấm sâu, lan tỏa, được triển khai gắn kết chặt chẽ với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, nhất là việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Khánh thành "Trường đẹp cho em" tại điểm trường bản Láy, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ.

Trong lĩnh vực xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị nổi bật với các mô hình “Đẩy mạnh phát triển chính quyền số để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số, xã hội số” của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh; “Tham mưu đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đối thoại với nhân dân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền Thành phố” của Ban Dân vận Thành ủy; “Chính quyền thân thiện” của UBND phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La; “Tham mưu thực hiện chủ trương bí thư chi bộ đồng thời là trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố” của Ban Tổ chức Huyện ủy Sông Mã; “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh” của Chi bộ bản Kim Chung 2, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu... Các mô hình đã góp phần củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, các mô hình “Dân vận khéo” đa dạng, phong phú, trọng tâm là xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hóa sạch, thân thiện với môi trường; liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, sản xuất kinh doanh giỏi; xây dựng các mô hình về kinh tế trang trại có hiệu quả kinh tế cao...

“Dân vận khéo” trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, nổi bật là mô hình Dự án “Nuôi em Mộc Châu”, “Hạnh phúc cho em” của Chi bộ Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị, Công an tỉnh; “Bữa sáng cho em” của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu; “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên phòng” của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; “Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương tại các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Sơn La” của Chi bộ Bảo tàng tỉnh; “Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc” của Chi bộ bản Nà Bó 1, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu”; “Vận động xã hội hóa lắp hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời và máy tính, máy in cho bản, tiểu khu” của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bắc Yên...

Trồng cà chua trong nhà lưới tại bản An Thái, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu. 

Lĩnh vực an ninh trật tự với nhiều mô hình tiêu biểu có sức lan tỏa sâu rộng, như “Cảm hóa và giúp đỡ người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng” của Chi bộ Công an và Hội LHPN xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu; “Điểm sáng an ninh” của Đảng ủy Công an huyện Bắc Yên; “Ba bám, bốn cùng, năm có” với nhân dân của Chi bộ Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh; “Xây dựng công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị; thân thiện, tận tụy, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” của Đảng ủy Công an thành phố Sơn La; “Tuyên truyền, phản bác thông tin xấu độc, luận điệu sai trái về “Nhà nước Mông” của Công an huyện Sông Mã...

Những kết quả thiết thực của phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh đã khẳng định chủ trương đúng, trúng, hợp ý Đảng lòng dân, tạo sự lan tỏa trong các lĩnh vực của đời sống, góp phần củng cố niềm tin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền với nhân dân.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tình quân và dân nơi biên giới

    Tình quân và dân nơi biên giới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Yên Châu có chung đường biên giới với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, nơi có Khu di tích cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài. Những năm qua, Ban Chỉ huy quân sự huyện Yên Châu thực hiện tốt đường lối đối ngoại quốc phòng, góp phần vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc, Quân đội nhân dân hai nước Việt Nam - Lào nói chung, hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn nói riêng.
  • 'Địa chỉ kết nối những tấm lòng nhân ái

    Địa chỉ kết nối những tấm lòng nhân ái

    Xã hội -
    Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, Hội Chữ thập đỏ huyện Quỳnh Nhai đã phát huy vai trò cầu nối hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng bằng những việc làm ý nghĩa, góp phần chung tay cùng địa phương thực hiện an sinh xã hội.
  • 'Chung tay vì cuộc sống cộng đồng

    Chung tay vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Sơn La về phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phụ trách giúp đỡ xã khu vực III trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2026, ngành Ngân hàng tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, tặng quà hộ nghèo, ủng hộ đầu tư sửa chữa, xây dựng mới các công trình, khắc phục thiệt hại bão lũ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Xây dựng NTM theo hướng toàn diện

    Xây dựng NTM theo hướng toàn diện

    Nông thôn mới -
    Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 6/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới, cả hệ thống chính trị của tỉnh vào cuộc đã khơi thông các nguồn lực đầu tư và sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân, nhờ đó, bộ mặt nông thôn khởi sắc toàn diện…
  • 'Thị xã Mộc Châu hội nhập và phát triển

    Thị xã Mộc Châu hội nhập và phát triển

    Xã hội -
    Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mộc Châu thêm niềm hân hoan phấn khởi bởi được nâng cấp thành thị xã của tỉnh Sơn La. Một mùa Xuân ngập tràn với bao tự hào và hy vọng.
  • 'Cơ hội của Đà Nẵng

    Cơ hội của Đà Nẵng

    Xã hội -
    Bước sang những năm đầu thập niên của thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng trong nhóm 20 quốc gia hàng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Riêng trong năm 2024, với đà tăng trưởng 7,09%, quy mô nền kinh tế đã đạt 476,3 tỷ USD, đứng thứ 35 thế giới. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, từ tiềm lực phát triển cao, đặc biệt là tác động tích cực và xu hướng chính của thời đại trong đó có cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cơ hội phát triển bứt phá của đất nước ta ngày càng trở nên rõ nét hơn.
  • 'Ứng phó với biến đổi khí hậu

    Ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, huyện Thuận Châu chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, sạch, an toàn, bền vững; tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, tài nguyên nước và môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
  • 'Kiểm soát an toàn thực phẩm

    Kiểm soát an toàn thực phẩm

    Xã hội -
    Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng của nhân dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường. Huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã tăng cường kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng trong dịp tết.