“Thắp lửa” truyền thống cho thế hệ trẻ

Những câu chuyện về chiến công, các trận đánh hào hùng của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến; những tấm gương về tình đồng chí, đồng đội, sự hy sinh anh dũng, tình cảm quân dân gắn kết trong chiến tranh... được các cựu chiến binh kể lại, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Giọng nữ
ĐVTN xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã nghe cựu chiến binh kể chuyện kháng chiến.

Những câu chuyện lịch sử

Theo lời giới thiệu của Hội Cựu chiến binh Thành phố, chúng tôi cùng học sinh Trường THCS Chiềng An về bản Bó, phường Chiềng An, tìm gặp thương binh Lù Văn Bình. Trong bộ quân phục trên ngực áo đeo nhiều huân, huy chương kháng chiến, ở tuổi 73, ông Bình vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Niềm nở đón tiếp chúng tôi, ông Bình tự hào kể về những ngày tham gia kháng chiến.

Năm 1969, khi đang ngồi trên ghế nhà trường, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Bình cùng bạn bè viết đơn tình nguyện nhập ngũ. 17 tuổi, ông được tuyển vào đơn vị đặc công, Quân khu Tây Bắc, đóng quân tại bản Pọng, xã Hua La. Với đặc thù của người lính đặc công là “Luồn sâu, đánh nhanh, đánh hiểm, đánh bất ngờ” và phải đáp ứng tiêu chí “Nhanh như sóc, mạnh như hổ”, sau 6 tháng, ông Bình cùng đồng đội hoàn thành huấn luyện, sẵn sàng chờ lệnh vào chiến trường. Tháng 2/1971, tiểu đội của ông bắt đầu hành quân sang Lào. Một trong những trận đánh ác liệt nhất là trận đánh tại sân bay Mường Luông, Luông Pha Bang.

Ông Bình kể: Tiểu đội của tôi có 6 chiến sĩ, được lệnh tấn công vào sân bay Luông Pha Bang. Đúng 1 giờ sáng ngày 22/2/1971, xạ thủ bắn phát súng hiệu lệnh đầu tiên vào máy bay địch, cả đơn vị đồng loạt tấn công. Khoảng 20 phút sau, gần khu vực tôi chiến đấu bị địch ném bom, tôi bị thương nặng từ phần hông xuống chân. Sau đó, đồng chí tiểu đội trưởng kịp thời đến cứu, băng bó và đưa đến trạm chỉ huy cách đó 600m. 

Nói đến đây, giọng ông Bình nghẹn lại: Quá trình được đồng đội đưa ra khỏi chiến trường, tôi còn nghe rõ tiếng kêu cứu, kêu đau của những đồng đội bị mắc kẹt giữa làn mưa bom, bão đạn. Trận đánh này, tiểu đội có 6 chiến sĩ, thì 4 người hy sinh. Sau khi được đưa về Trạm quân y tại Điện Biên chữa trị, tôi được thông tin trận đánh đã tiêu diệt 61 tên địch, phá hủy 13 máy bay. 54 năm đã đi qua, nhưng hình ảnh những người đồng đội trong trận đánh Mường Luông ấy vẫn còn in đậm trong tâm trí. May mắn hơn đồng đội khi được trở về, nhưng trong người tôi vẫn còn nhiều mảnh bom đạn, hiện là thương binh 3/4.

Chăm chú lắng nghe câu chuyện của ông Bình, em Lù Thế Tùng, học sinh lớp 7, Trường THCS Chiềng An, chia sẻ: Nghe ông kể chuyện, giúp em hiểu thêm về các cuộc chiến đấu giành độc lập, tinh thần anh dũng bất khuất của thế hệ cha ông, chúng em biết ơn sự hy sinh, để giờ đây được sống và học tập trong hòa bình. Bản thân em hiện đang ôn thi học sinh giỏi môn lịch sử, câu chuyện của ông khiến em càng say mê môn học này hơn.

Cựu chiến binh Lù Văn Bình, bản Bó, phường Chiềng An, Thành phố kể chuyện tham gia kháng chiến cho học sinh.

Câu chuyện của ông Bình đã được Thành ủy Sơn La mời đến kể trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/2024. Gần đây nhất, Thành phố được Quân khu 2 lựa chọn làm điểm tổ chức Ngày hội tòng quân, ông Bình cũng vinh dự được kể lại câu chuyện này cho các đại biểu, tân binh và nhân dân cùng nghe. Qua đó, giáo dục truyền thống cách mạng, động viên, cổ vũ các tân binh lên đường nhập ngũ, cống hiến sức trẻ và bảo vệ Tổ quốc.

Không chỉ ông Bình, mà thương binh Lường Văn Dương, bản Liềng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp cũng thường xuyên kể những câu chuyện về các trận đánh oanh liệt tại chiến trường nước bạn Lào, Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong các buổi tọa đàm và nói chuyện hằng ngày cho con, cháu nghe.

Ông Dương kể: Tháng 4/1975, trong một lần tham gia chiến đấu tại Tây Ninh, sau khi tiểu đoàn xe tăng của chúng tôi đánh úp vào ngụy quân Sài Gòn, địch liên tục phản công. Hết đạn, chúng tôi dùng ngay lựu đạn của địch để tiêu diệt địch. Trong trận đấy, tôi bị thương ở vai, đến khi tỉnh lại, tôi đã thấy nằm trong viện quân y dã chiến.

Bị thương tật 31%, sức khỏe không đảm bảo, ông Dương được phục viên trở về nhà. Ngày trở lại quê hương, gia đình và bà con trong bản vừa vui mừng, vì nhiều năm không có thông tin, tưởng ông đã hy sinh nơi chiến trường. Trở về, ông Dương tích cực tham gia công tác, làm Bí thư Đảng ủy xã. Đến năm 1991, ông nghỉ hưu.

Anh Tòng Văn Hải, Bí thư Đoàn xã Mường Lèo, cho biết: Trong các dịp lễ, tết, Đoàn xã tổ chức đến nhà thăm, tặng quà thương binh Lường Văn Dương và được nghe ông kể về những câu chuyện thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước rất xúc động và tự hào. Là thế hệ trẻ, chúng tôi luôn khắc ghi công ơn của các cựu chiến binh; phấn đấu rèn luyện, thi đua học tập lao động, sản xuất, tham gia phong trào địa phương, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Khơi dậy tinh thần yêu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Khắc ghi lời Bác dạy, những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn các cấp, các nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng và đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Trong đó, chủ yếu là thông qua hoạt động nói chuyện truyền thống cách mạng, giao lưu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, tổ chức thi tìm hiểu lịch sử; phối hợp tổ chức hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”...

Đoàn Thanh niên xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp tặng quà thương binh Lường Văn Dương, bản Liềng.

Đại tá Hoàng Mạng Long, Chủ tịch Hội CCB tỉnh, nói: Giáo dục truyền thống cách mạng, giúp thế hệ trẻ thêm hiểu biết sâu sắc về lịch sử đấu tranh gian khổ anh dũng và vinh quang của dân tộc ta. Giúp thế hệ trẻ thêm tự hào, trân trọng quá khứ, nhận rõ giá trị của cuộc sống hiện tại. Qua đó, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường có trách nhiệm với xã hội, tương lai dân tộc và kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của cha anh đi trước.

Từ năm 2024 đến nay, các cấp hội CCB trong tỉnh phối hợp, tổ chức hơn 400 cuộc tọa đàm, nói chuyện truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống quê hương, đất nước, với hàng nghìn lượt đoàn viên, thanh niên tham gia. Vào dịp tuyển quân hằng năm, các cấp hội CCB phối hợp làm tốt việc tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự; động viên thanh niên tiếp bước cha anh lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, không chỉ “truyền lửa” yêu nước, còn phát huy tinh thần xung kích của thế hệ trẻ, tạo thêm động lực để thanh niên học tập, lao động trở thành công dân có ích cho xã hội.

Ông Giàng A Pó, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Sông Mã, cho biết: Công nghệ thông tin, truyền thông ngày nay phát triển rất nhanh, tác động mạnh đến đời sống giới trẻ. Vì vậy, câu chuyện của cựu chiến binh là những người đã từng vào sinh, ra tử trực tiếp truyền đạt, giúp các cháu cảm nhận rõ hơn về lịch sử qua những câu chuyện người thật, việc thật. Chúng tôi thường lựa chọn các địa chỉ đỏ để kể chuyện, gắn với di tích lịch sử tăng thêm phần sinh động. Bên cạnh đó, trong các buổi tọa đàm, nói chuyện truyền thống, tùy vào từng đối tượng là đoàn viên, thanh niên, hay các cháu thiếu nhi mà các CCB nói chuyện, kể chuyện phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm để lại ấn tượng cho người nghe.

Đi qua những năm tháng gian khổ của chiến tranh, khi trở về cuộc sống đời thường, những người lính Cụ Hồ năm xưa tiếp tục thực hiện trách nhiệm trên hành trình “thắp lửa” truyền thống cho thế hệ trẻ, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí nỗ lực vươn lên, khát vọng cống hiến của thanh niên, để lịch sử hào hùng của dân tộc không bao giờ bị lãng quên.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phấn đấu ngày 19/5, khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La

    Phấn đấu ngày 19/5, khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 22/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng tuyến đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo, đánh giá tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị lễ khởi công dự án.
  • 'UBND tỉnh Sơn La tiếp đón và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam

    UBND tỉnh Sơn La tiếp đón và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 22/4, Đại sứ quán Australia do bà Naomi Cook, Tham tán Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc với tỉnh Sơn La về việc đánh giá Dự án Great 2 về “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại tỉnh Sơn La (GREAT 2 Sơn La).
  • 'Phù Yên: Đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ

    Phù Yên: Đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ

    Huyện Phù Yên -
    Sáng 22/4, huyện Phù Yên đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận và an táng hài cốt Liệt sĩ Triệu Văn Hìn tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện. Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh; đại diện UBND huyện Phù Yên cùng cấp uỷ, chính quyền thị trấn Quang Huy, xã Tân Lang, thân nhân gia đình liệt sĩ và đông đảo nhân dân.
  • 'Sơn La triển khai kế hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm 2025

    Sơn La triển khai kế hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm 2025

    Kinh tế -
    Ngày 22/4, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (Ban Chỉ đạo 598) đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo, triển khai kế hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm 2025.
  • 'Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai chủ động xây dựng giải pháp chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  • '“Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    “Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Hiện nay, huyện Bắc Yên có 21 báo cáo viên cấp huyện, 324 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tại cơ sở, hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
  • 'Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Nông thôn mới -
    Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành hành động, được hội viên phụ nữ xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tích cực hưởng ứng, với những mô hình, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đẩy nhanh tiến độ tuyến đường liên xã Chiềng Khừa - Lóng Sập; Sửa chữa đoạn tuyến từ Km71+300 đến Km80+00, quốc lộ 279D; Hỗ trợ sản xuất cho nhân dân thuộc vùng di dân TĐC thủy điện Sơn La nĐảm bảo đủ thuốc và vật tư y tế để khám, điều trị bệnh