Tạo sinh kế cho nhân dân gắn bó với rừng

Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng triển khai tại huyện Mường La đã góp phần bảo vệ trên 66.680 ha rừng, trong đó 64.108 ha rừng tự nhiên và hơn 2.576 ha rừng trồng.

Nhân dân bản Tà Pủ Chử, xã Chiềng Ân, huyện Mường La tuần tra bảo vệ rừng.

Chi nhánh Thành phố - Mường La thuộc Quỹ bảo vệ phát triển rừng Sơn La đã tăng cường phối hợp với chính quyền các xã, ban quản lý các bản tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đúng mục đích. Đồng thời, rà soát, xác định bổ sung diện tích đủ điều kiện chi trả DVMTR để làm cơ sở lập hồ sơ xác định diện tích rừng được chi trả DVMTR.

 4 năm nay, Chi nhánh đã phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường La thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản. Năm 2023, đã thanh toán hơn 34,1 tỷ đồng tiền DVMTR cho 2.861 chủ rừng, với diện tích được chi trả 62.530 ha, thông qua tài khoản ngân hàng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả hơn so với việc chi trả bằng tiền mặt và chủ rừng thuận tiện, chủ động hơn trong việc nhận tiền chi trả DVMTR.

Ông Tòng Văn Dần, Trưởng Chi nhánh, cho biết: Mường La có diện tích rừng nằm trong lưu vực sông Đà với nhiều nhà máy thủy điện nhỏ, mức chi trả DVMTR cao. Chi nhánh đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền và hướng dẫn các cộng đồng bản xây dựng, vận hành quy chế quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định. Từ nguồn kinh phí này, các bản đã xây dựng được nhiều công trình phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân, như làm đường, xây dựng nhà văn hóa bản, công trình nước sinh hoạt, sân thể thao...

Xã Chiềng Ân đang quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ gần 4.494 ha rừng, trung bình hằng năm, Chiềng Ân được chi trả hơn 4 tỷ đồng tiền DVMTR. Cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo ban quản lý các bản xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí chi tiết và phải được xã phê duyệt, bảo đảm sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, công khai, minh bạch.

Ông Sùng A Tủa, Chủ tịch UBND xã, thông tin: Phần lớn kinh phí dùng để thực hiện các công trình đường bê tông, nước sạch, thủy lợi, tu sửa nhà văn hóa và phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Từ nguồn kinh phí DVMTR đã tạo thêm sinh kế cho người dân, ở các khu rừng tự nhiên, bà con đã trồng 50 ha cây thảo quả dưới tán rừng để tăng thêm thu nhập, có hộ thu hàng trăm triệu đồng/năm từ thảo quả.

Bản Cát Lình, xã Chiềng Muôn, có hơn 1.000 ha rừng, hằng năm được chi trả tiền dịch vụ môi trường từ 600-800 triệu đồng. Nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tiền được chi trả dịch vụ môi trường rừng và thực hiện chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”, bản Cát Lình đã họp dân xây dựng quy chế quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, bàn bạc, thống nhất các mục chi cho việc tuần tra bảo vệ rừng, sửa chữa xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Năm 2022, cộng đồng bản đã trích lập 34% tổng số tiền để bê tông hóa 1 km đường vào bản và làm nền nhà bằng bê tông cho 14 hộ gia đình.

Ông Hàng A Ký, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Cát Lình, chia sẻ: Từ khi được chi trả DVMTR, nhiều năm nay, người dân trong cộng đồng không để xảy ra cháy rừng, không còn tình trạng phá rừng làm nương, tỷ lệ độ che phủ rừng nâng lên. Hằng năm, bản Cát Lình sẽ tiếp tục sửa, bổ sung quy chế quản lý sử dụng tiền phù hợp với điều kiện thực tế tại bản để sử dụng hiệu quả tiền DVMTR.

Có thể thấy, chính sách chi trả DVMTR ở Mường La đã phát huy hiệu quả, tạo sinh kế, giúp nhân dân gắn bó với rừng, giảm đáng kể các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, để những cánh rừng được bảo vệ, quản lý tốt, phủ xanh.

Bài, ảnh: Hữu Thủy
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lục địa ổn định, suy yếu và biến tính dần, kết hợp hội tụ gió trên cao hoạt động yếu dần. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đêm và sáng trời rét. Trưa chiều trời nắng.
  • 'Lễ hội Hết Chá trên cao nguyên Mộc Châu

    Lễ hội Hết Chá trên cao nguyên Mộc Châu

    Ảnh -
    Lễ hội Hết Chá - di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, được nhân dân tổ dân phố Na Áng, phường Đông Sang, thị xã Mộc Châu, tổ chức vào dịp tháng 3 hằng năm. Đây là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của người Thái trắng; là dịp để người dân tạ ơn đất trời, tạ ơn đấng sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người ấm no, hạnh phúc. Lễ hội còn thể hiện ý thức gắn kết cộng đồng dân tộc Thái, cùng nhau bước vào mùa vụ mới.
  • 'Phụ nữ Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới

    Phụ nữ Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về các xã trên địa bàn tỉnh, dễ dàng nhận thấy diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay với những tuyến đường hoa, tuyến đường tự quản, mô hình “Nhà sạch – vườn đẹp”, “Thu gom rác thải tái chế” hay những ngôi nhà “Mái ấm tình thương”… Những mô hình đó là minh chứng sinh động cho vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong việc hưởng ứng và thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
  • 'Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
  • 'Thêm kiến thức cho những hạt nhân văn nghệ ở cơ sở

    Thêm kiến thức cho những hạt nhân văn nghệ ở cơ sở

    Văn hóa - Xã hội -
    Được tiếp thêm động lực và kiến thức cần thiết từ các lớp tập huấn, những hạt nhân văn nghệ quần chúng, các đội văn nghệ mẫu càng thêm hăng say luyện tập, đưa phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và bảo tồn văn hóa dân tộc. 
  • 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...
  • 'Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
  • 'An cư, lạc nghiệp

    An cư, lạc nghiệp

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giảm nghèo tại huyện Yên Châu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, nhiều ngôi nhà của người có công với cách mạng, hộ nghèo đã được xây mới, tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Ở  bản Bùa Trung 2, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, nhắc đến ông Lò Văn Viết, bà con nhân dân trong bản đều khâm phục trước nghị lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp và luôn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế.