Nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy rừng

Bước vào mùa khô, thời tiết nắng hanh kéo dài khiến nhiều diện tích rừng trên địa bàn tỉnh có nguy cơ cháy cao. Chính quyền các cấp cùng lực lượng chức năng, chủ động triển khai các biện pháp, tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy rừng, hạn chế thấp nhất các vụ cháy có thể xảy ra.

Giọng nữ
Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra công tác PCCCR tại xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn.

Cùng đoàn cán bộ của tỉnh và huyện Sông Mã đến kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại xã Mường Sai. Thời điểm này, các thành viên của Tổ bảo vệ rừng bản Lọng Lót, xã Mường Sai, đang tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng. Tổ có 9 thành viên, ngoài định kỳ tuần tra, bảo vệ rừng từ 1 đến 2 lần/tháng, các thành viên thường xuyên giám sát hoạt động sản xuất trên nương rẫy đề phòng cháy rừng. Bên cạnh đó, quy ước, hương ước của bản cũng quy định xử phạt cụ thể đối với các trường hợp làm cháy rừng hoặc khai thác lâm sản trái phép.

Ông Lưu Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Mường Sai, cho biết: Hiện nay, xã có 9 bản, nhân dân được giao quản lý, bảo vệ hơn 3.000 ha rừng. Với phương châm phòng là chính, xã chỉ đạo các tổ bảo vệ rừng phối hợp chặt chẽ lực lượng kiểm lâm địa bàn tuần tra, kiểm soát việc sử dụng lửa trong sản xuất và đốt xử lý thực bì ở khu vực ven rừng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về PCCCR.

Ông Vũ Văn Hải, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sông Mã, thông tin: Địa phương có diện tích rừng lớn với trên 62.000 ha rừng tự nhiên, trên 8.000 ha rừng trồng, đơn vị bố trí lãnh đạo và cán bộ trực 24/24 giờ, tuân thủ nghiêm túc chế độ trực và dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên. Đồng thời, chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tham mưu chính quyền địa phương kiện toàn 19 ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ rừng, với 518 thành viên; duy trì hoạt động 302 tổ, đội quần chúng bảo vệ và PCCCR các bản, với 3.299 người, trong đó lực lượng thanh niên, dân quân tự vệ làm nòng cốt. Bố trí, phân công 10 kiểm lâm địa bàn thường xuyên có mặt tại cơ sở, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn chủ rừng, người dân kỹ thuật chữa cháy rừng; phối hợp tổ chức tu sửa hệ thống đường băng cản lửa, các đường băng phân chia ranh giới giữa các bản, xã, giữa các loại rừng...

Lực lượng kiểm lâm ứng dụng công nghệ số trong theo dõi PCCCR. 

Còn tại huyện Mai Sơn, ngay từ đầu năm, Hạt Kiểm lâm huyện phân công cán bộ thường xuyên trực camera theo dõi, chuyển thông tin về các điểm cháy, khu vực có khói phát sinh cho các đơn vị, địa phương nắm, kịp thời triển khai các biện pháp PCCCR. Chủ động bố trí phương tiện, vật tư, kinh phí, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ.

Ông Trịnh Vinh Hiển, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Mai Sơn, cho biết: Thời điểm này, chúng tôi xác định khoảng 13.476 ha/47.555 ha rừng có nguy cơ cháy cao, chủ yếu là rừng hỗn giao tre nứa. Hạt đã phân công kiểm lâm địa bàn tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp PCCCR, cách đốt dọn thực bì, đốt nương theo quy định. Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc bảo vệ, phát triển rừng.

Toàn tỉnh đang có 669.797 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó, hơn 593.268 ha rừng tự nhiên, 76.528 ha rừng trồng. Ông Nguyễn Huy Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: Chi cục đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng mùa khô năm 2024-2025; thành lập đoàn kiểm tra phối hợp với các địa phương tập trung quản lý bảo vệ rừng, nhất là các địa bàn trọng điểm, khu vực có nguy cơ cháy cao.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Mai Sơn tuyên truyền nhân dân xã Mường Bằng các điểm có nguy cơ cháy rừng.

Đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông gửi thông tin cảnh báo cháy rừng đến các thuê bao, nâng cao ý thức cảnh giác của nhân dân về PCCCR. Chỉ đạo các hạt kiểm lâm, ban quản lý các khu rừng đặc dụng - phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên làm tốt việc dự tính, dự báo cấp cháy rừng trong mùa nắng nóng khô hanh, thông báo kịp thời đến chính quyền địa phương, chủ rừng để chủ động PCCCR.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Siết chặt quản lý hàng hóa không rõ nguồn gốc

    Siết chặt quản lý hàng hóa không rõ nguồn gốc

    Xã hội -
    Trước sự gia tăng nhanh chóng về chủng loại, nguồn gốc hàng hóa trên thị trường, đang tạo áp lực không nhỏ lên công tác quản lý, kiểm soát xuất xứ chất lượng hàng hóa. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh triển khai giải pháp đồng bộ, quyết liệt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định.
  • 'Cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo

    Cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với phương châm “cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo”, Đảng ủy Trung đoàn 754, Bộ CHQS tỉnh đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ.
  • 'Hộ sản xuất nông nghiệp tiêu biểu

    Hộ sản xuất nông nghiệp tiêu biểu

    Gương sáng bản làng -
    Bằng sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, ông Lê Văn Toàn, bản Văn Tân, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, đã thành công với mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc, đem lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
  • 'Tập huấn công tác khuyến học và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

    Tập huấn công tác khuyến học và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 9/5, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác khuyến học và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” năm 2025. Dự Hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; báo cáo viên Sở Giáo dục và Đào tạo, VNPT Sơn La; đại diện các ban, hội khuyến học của các đơn vị; hội khuyến học các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.
  • 'Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với tinh thần “Ở đâu nhân dân khó, ở đó có bộ đội”, những năm qua, Bộ CHQS tỉnh Sơn La đã phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn lực lượng, huy động hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ đến tận các bản vùng sâu, vùng cao khảo sát, vận động và cùng nhân dân xóa nhà tạm, nhà dột nát.
  • 'Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Xã hội -
    Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, Bắc Yên đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Kinh tế -
    Với sự đồng hành, hỗ trợ của Hội Nông dân, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” huyện Mường La đã tạo sức lan tỏa, trở thành động lực để hội viên phát huy tính năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
  • 'Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

    Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

    Du lịch -
    Sơn La hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều chứng tích về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có giá trị lớn về lịch sử, minh chứng về một thời hào hùng của quân và dân ta; là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, gắn với du lịch “về nguồn”, tìm hiểu về lịch sử dân tộc.