Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

Đồng hành, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.

Giọng nữ
Cán bộ Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, hướng dẫn nông dân chăm sóc cây xoài.

Đến bản Phèn Sàng, thăm mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi ong mật của gia đình ông Lường Văn Thạch. Trong vườn nhãn đang thời kỳ ra hoa, có 50 tổ ong được đặt ở giữa vườn. Ông Thạch chia sẻ: Năng suất và chất lượng mật tốt nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, thời gian này có thể quay mật từ 1 đến 2 lần/tháng. Với 50 tổ, mỗi năm gia đình thu khoảng 2 tạ mật, giá bán từ 200-250 nghìn đồng/kg. Ngoài ra, với 3 ha nhãn, xoài, cho thu hoạch gần 12 tấn quả/năm. Sau khi trừ các chi phí, thu lãi trên 170 triệu đồng.

Tiếp tục đến bản Mường Nưa, thăm mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi của gia đình anh Tòng Văn Cường, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Anh Cường chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi trồng xoài và nhãn, chủ yếu để phát triển tự nhiên, năng suất, chất lượng thấp. Được Hội Nông dân xã tạo điều kiện cho tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả và áp dụng chăm sóc 2 ha nhãn chín sớm, nhãn chính vụ, 1 ha xoài ghép, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 20 tấn quả các loại, tổng thu nhập hơn 200 triệu đồng. Có vốn, cuối năm 2024, gia đình tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng nuôi 50 con lợn thịt và tận dụng nguồn phân chuồng để bón cho vườn cây ăn quả.

Mô hình nuôi ong lấy mật của hội viên nông dân bản Phèn Sàng, xã Mường Lầm, huyện Sông Mã.

Hội Nông dân xã Mường Lầm có 877 hội viên, sinh hoạt tại 8 chi hội. Hằng năm, Hội khuyến khích hội viên, nông dân thi đua lao động, sản xuất; mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, đưa cây, con giống mới năng suất, chất lượng cao vào canh tác. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, giúp nông dân tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ông Lò Văn Thạch, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mường Lầm, cho biết: Từ năm 2024 đến nay, Hội nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội gần 6,7 tỷ đồng, cho 192 hộ hội viên vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, triển khai hỗ trợ 2 dự án “Trồng và chăm sóc quế”, “Chăn nuôi bò sinh sản”, với 26 hộ vay vốn, tổng kinh phí gần 820 triệu đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân.

Nông dân bản Phèn Sàng, xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, chăm sóc vườn nhãn.

Đến nay, nông dân trên địa bàn xã đã chuyển đổi diện tích đất trồng ngô năng suất thấp sang trồng 257 ha nhãn, 114 ha xoài; tận dụng trồng xen 17 ha rau, đậu, 27 ha cỏ voi vào các diện tích cây ăn quả. Từ năm 2024 đến nay, Hội Nông dân xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức 5 lớp tập huấn nghề, kỹ thuật trồng rau an toàn, nuôi bò thương phẩm, xử lý sâu bệnh trên cây trồng, kỹ thuật trồng cây ăn quả và cắt ghép. Đến nay, trên địa bàn xã có 37 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Từ các mô hình kinh tế hiệu quả đã được nhân rộng, góp phần nâng thu nhập bình quân của xã đạt trên 45 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13%.

Đẩy mạnh hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế, Hội Nông dân xã Mường Lầm tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, thâm canh tăng vụ. Tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, nhân rộng các mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bài, ảnh: Minh Ngọc (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai chủ động xây dựng giải pháp chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  • '“Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    “Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Hiện nay, huyện Bắc Yên có 21 báo cáo viên cấp huyện, 324 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tại cơ sở, hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
  • 'Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Nông thôn mới -
    Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành hành động, được hội viên phụ nữ xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tích cực hưởng ứng, với những mô hình, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đẩy nhanh tiến độ tuyến đường liên xã Chiềng Khừa - Lóng Sập; Sửa chữa đoạn tuyến từ Km71+300 đến Km80+00, quốc lộ 279D; Hỗ trợ sản xuất cho nhân dân thuộc vùng di dân TĐC thủy điện Sơn La nĐảm bảo đủ thuốc và vật tư y tế để khám, điều trị bệnh
  • 'Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Quốc phòng -
    Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, giai đoạn 2015 - 2025, tỉnh Sơn La triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
  • 'Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới -
    Đến bản Phiêng Hỳ, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, cảm nhận được sức sống từ diện mạo bản nông thôn mới, với kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
  • 'Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Xã hội -
    Đồng hành, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.
  • 'Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Năm 2024, huyện Thuận Châu có 46.630 ha/67.690 ha rừng, thuộc 3.172 chủ rừng được chi trả trên 16,7 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng. Ngay sau khi hoàn thành giải ngân, Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai phối hợp với Hạt Kiểm lâm tham mưu cho huyện rà soát, xác định diện tích rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2025.