Chuyển đổi số vì cuộc sống năng động hơn

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là động lực tạo sự phát triển đột phá, huyện Sông Mã đang tập trung các nguồn lực và đề ra các giải pháp đồng bộ để thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 lĩnh vực: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; từng bước định hình, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

 

Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Huyện ủy Sông Mã đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) chuyển đổi số huyện. Đồng thời, xây dựng chương trình hành động, tập trung đến một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số, như: Y tế, giáo dục và đào tạo, tài chính ngân hàng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, văn hóa thể thao và du lịch, xây dựng. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong triển khai thực hiện và xác định rõ lộ trình, thời gian hoàn thành, nguồn lực thực hiện đối với từng nhiệm vụ.

Hội nghị hướng dẫn kỹ năng gửi, tiếp nhận, xử lý, giải quyết TTHC qua DVCTT mức độ 3, 4 tại huyện Sông Mã.

Thay đổi nhận thức trong chuyển đổi số, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tích cực tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, mọi người dân, coi chuyển đổi số thực sự là thời cơ, vận hội, từ đó, ứng dụng các thành tựu của chuyển đổi số phục vụ cho chính cơ quan, đơn vị, cho cộng đồng và xã hội.

 

Ông Đinh Văn Kiên, Giám đốc Trung tâm Truyền thông văn hóa huyện Sông Mã, thông tin: Năm 2022, huyện đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân và doanh nghiệp. Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, chỉ đạo tuyên truyền về chuyển đổi số qua mạng nội bộ của các cơ quan, tổ chức Nhà nước.

 

Cùng với đó, Sông Mã tập trung phát triển hạ tầng số và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. Đến nay, 100% xã có hạ tầng băng rộng cáp quang; 100% các tuyến truyền dẫn cáp quang được kết nối đến các xã, thị trấn; 100% xã, thị trấn đã triển khai mạng di động 4G; 49,19% dân số có điện thoại thông minh; 100% công chức có máy tính, hầu hết các máy tính đều được kết nối internet. Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND của các xã, thị trấn đã được kết nối internet phục vụ hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến 3 cấp, cơ bản đảm bảo phục vụ triển khai các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số.

 

Cán bộ Bộ phận một cửa liên thông UBND huyện Sông Mã hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn huyện Sông Mã được đẩy mạnh triển khai, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, tăng hiệu quả công việc. Đến nay, huyện Sông Mã duy trì có hiệu quả các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung; hệ thống thông tin phục vụ họp (eCabinet) được triển khai tại Văn phòng HĐND, UBND huyện, Văn phòng Huyện ủy.

Năm 2022, huyện đã phát hành 8.078 văn bản, trong đó có 7.707 văn bản có chữ ký số; dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 của huyện đi vào hoạt động để thực hiện giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân ở một số lĩnh vực. Trong năm, có 1.316/1.554 hồ sơ được xử lý trực tuyến mức độ 3, 4. Cùng với đó, huyện tập trung đầu tư thiết bị cho Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) của huyện và dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động thử nghiệm trong tháng 1/2023.

Hội thảo “Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và chuỗi giá trị nông sản huyện Sông Mã”.

Triển khai kinh tế số, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện bước đầu đã ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh với mức độ khác nhau; có 100% doanh nghiệp đang kê khai nộp thuế qua mạng; đã có các cửa hàng trang bị thiết bị thanh toán POS không dùng tiền mặt; nhiều tổ chức và cá nhân đã thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử. Đặc biệt, việc thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp được quan tâm thực hiện.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sông Mã, thông tin: Năm 2022, huyện đã tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và chuỗi giá trị nông sản huyện Sông Mã” cho các HTX trên địa bàn huyện. Đồng thời, thí điểm hỗ trợ 7 HTX nông, lâm nghiệp thực hiện chuyển đổi số, với các nội dung hỗ trợ, như: Tập huấn ứng dụng phần mềm, cài đặt phần mềm quản lý theo chuyển đổi số cho quy trình sản xuất VietGAP và quản lý mã số vùng trồng; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu của HTX, kiểm soát nhật ký sản xuất, mã số vùng trồng, quản lý giám sát nguồn gốc được thực hiện trên không gian số.

Là một trong số các HTX được tham gia hỗ trợ chuyển đổi số năm 2022, ông Đào Ngọc Bằng, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hoàng Tuấn, xã Chiềng Khoong, cho biết: Trước đây, với cách làm truyền thống, các doanh nghiệp, HTX tiếp cận thị trường bằng cách đi tiếp thị đến từng đối tượng khách hàng, điều này làm tăng khá nhiều chi phí. Từ khi thực hiện chuyển đổi số, đăng thông tin trên các sàn thương mại điện tử nội bộ và quốc tế, thì việc mua bán rất thuận lợi, giảm chi phí marketing, tăng lợi nhuận của HTX lên 12-15%. 

Công chức xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân.

Thực hiện lĩnh vực xã hội số, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các xã thành lập các tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp tổ, bản, tiểu khu. Trên địa bàn huyện hiện có 124 trạm viễn thông của các nhà mạng, trong đó tỷ lệ trạm phát sóng 3G, 4G chiếm 50%. Quyết tâm thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi số, huyện Sông Mã đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để triển khai hiệu quả chuyển đổi số toàn diện.

Ông Lò Văn Sinh, Chủ tịch UBND huyện Sông Mã, thông tin: Huyện tiếp tục tập trung đầu tư phát triển hạ tầng số; khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng, phần mềm đã triển khai. Phối hợp với các ngành chức năng, doanh nghiệp viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông phủ lõm sóng di dộng và mạng băng rộng; triển khai các giải pháp để phổ cập điện thoại di động thông minh trên địa bàn huyện. Xây dựng cơ chế, chính sách, đẩy mạnh truyền thông, tăng cường giao tiếp thông qua mạng xã hội; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.

Đồng thời, huyện chỉ đạo tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin, có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, học tập các mô hình mới để áp dụng vào điều kiện thực tiễn của địa phương. Từng bước thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số; xây dựng nền hành chính công hiện đại, có đủ năng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội số.

Văn phòng HĐND, UBND huyện Sông Mã ứng dụng CNTT vào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Chuyển đổi số mở ra cơ hội cho tất cả tổ chức, cá nhân. Huyện Sông Mã đang nỗ lực tận dụng cơ hội này để tạo tiền đề, động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào thành công công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Trải nghiệm Điện Biên lịch sử, khám phá thiên nhiên và văn hóa Tây Bắc

    Trải nghiệm Điện Biên lịch sử, khám phá thiên nhiên và văn hóa Tây Bắc

    Emagazine -
    Du lịch Điện Biên là một hành trình mà du khách không chỉ ôn lại trang sử vẻ vang của dân tộc qua Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ nơi núi rừng Tây Bắc và tìm hiểu bản sắc văn hóa độc đáo của 19 dân tộc anh em.
  • 'Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND về việc quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thời sự - Chính trị -
    Cách đây 71 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ, có sự đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La.
  • 'Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Gương sáng bản làng -
    Với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc, luôn năng động, tích cực trong các hoạt động đoàn và nghiên cứu khoa học, chị Trần Diệu Linh, kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La, đã góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát tận tụy, tận tâm với nghề.
  • 'Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Xã hội -
    Phát triển nông nghiệp bền vững, thị xã Mộc Châu luôn ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi; chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các xã, phường thường xuyên duy tu, cải tạo và nâng cấp công trình thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới cho các diện tích đất canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.