Xung quanh câu chuyện về bệnh nhân Tráng A Vư: Những vấn đề cần quan tâm

Những ngày vừa qua, câu chuyện về cậu bé người Mông Tráng A Vư, bản Lóng Luông, xã Lóng Luông (Vân Hồ) bị hoại tử chân được điều trị miễn phí nhờ thông tin từ báo chí được nhắc tới khá nhiều. Xoay quanh câu chuyện, mỗi người một ý kiến về nguyên nhân dẫn tới sự việc trên. Tuy nhiên, vấn đề đáng bàn ở đây là sự quan tâm của gia đình, nhận thức của người dân cũng như sự vào cuộc của cơ sở còn nhiều hạn chế...

 

Bệnh nhân Tráng A Vư hiện đang được điều trị chu đáo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Trở lại nguyên nhân dẫn tới việc Tráng A Vư bị hoại tử chân do nghịch máy phay đất của gia đình, em bị máy phay đất chèn qua chân và dập, vỡ một đoạn chân phải. Được biết, thời điểm Vư được đưa vào bệnh viện tuyến huyện, các bác sỹ yêu cầu cần phải xử lý ngay, nhưng gia đình không nghe theo vì lý do sợ tốn kém, dẫn tới chân em bị hoại tử và phải chịu đau đớn. Chỉ đến khi báo chí đưa tin, Bộ Y tế vào cuộc và chỉ đạo bệnh viện tuyến tỉnh điều trị miễn phí cho em. Vậy tại sao phải chờ cho đến khi báo chí thông tin, có sự vào cuộc của Bộ y tế thì em Vư mới được điều trị khi mà chân đã bị hoại tử? Lý giải về nguyên nhân chưa được điều trị kịp thời đối với trường hợp của Vư cho thấy đa phần là nguyên nhân chủ quan.

Về phía gia đình, do mẹ mất sớm, bố lại vướng vào vòng lao lý nên Vư phải côi cút một mình. Tưởng may mắn đến với em khi người chú ruột cũng hiếm muộn đã nhận em về làm con nuôi. Tuy nhiên, khi xảy ra chuyện, bố mẹ nuôi của Vư đã thiếu sự quan tâm cộng với chi phí tiền thuốc men cho Vư nằm viện gần 1 tuần nên bố mẹ nuôi của Vư đã cho em về điều trị bằng thuốc nam ở nhà. Sau khi về nhà, bố mẹ nuôi đã để em ở một mình trong một chiếc lán dựng ở góc sân vì lý do cái chân bị hoại tử. Thời điểm này, thấy hoàn cảnh của em như vậy, nhiều người tốt bụng trong bản đã đến khuyên giải bố mẹ nuôi, nhưng kết quả Vư vẫn không được đi viện để điều trị vì lý do không có tiền!

Thứ hai, trường hợp của Vư bị như vậy nhưng chính quyền xã, bản lại không có thông tin gì với huyện để tìm hướng giải quyết. Trong khi đó, câu chuyện của Vư bị máy phay đất gây thương tích nặng, hầu như trong bản ai cũng biết. Thậm chí, người ông của Vư làm Bí thư chi bộ bản, biết cháu của mình như vậy, nhưng cũng không có thông tin gì với xã, huyện để tìm hướng giải quyết cho cháu. Trong khi đó, chỉ vì lo tốn tiền nên gia đình Vư lại trông chờ vào chữa bằng thuốc nam và nhờ tới cả sự trợ giúp của thầy mo khi mà phần chân bị thương đang bị nhiễm trùng nặng. Và điều đáng nói hơn cả là người thông tin cho cơ quan báo chí về hoàn cảnh của Vư lại là người khác bản chứ không phải là sự thông tin từ cấp ủy, chính quyền cơ sở.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy Vân Hồ nói: Ngay khi nhận được thông tin, huyện đã chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị cho Vư. Trước mắt, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ em Vư 5 triệu đồng tiền mặt; tiếp tục kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm cho em Vư. Đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng tìm giải pháp lâu dài giúp em ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ chỉ đạo làm rõ trách nhiệm đối với những tập thể, cá nhân liên quan đến việc này. Qua đây, cũng rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc trong việc nắm bắt thông tin tình hình cơ sở, chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc nêu trên.

Rất mong qua câu chuyện của cậu bé Vư, không chỉ gia đình nhận nuôi Vư, mà cấp ủy, chính quyền cơ sở nơi Vư sinh sống cần phải rút kinh nghiệm và cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân nhận thức rõ hơn trong việc đưa người bệnh tới các cơ sở y tế khám, chữa bệnh thay vì tự điều trị ở nhà; cần phải quản lý tốt con em mình, tránh để tai nạn đáng tiếc như cậu bé Vư.

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khẳng định: "Được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức" là một trong những quyền cơ bản của trẻ em. Đồng thời, Luật cũng xác định rõ trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Theo đó cha mẹ và người giám hộ có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em. Trong trường hợp cha mẹ, người giám hộ gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. 


Ngọc Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.