Thầy giáo “truyền lửa” đam mê học tiếng Anh

Trong chuyến công tác tại huyện Mường La, chúng tôi có dịp gặp thầy giáo Phạm Ánh Dương, giáo viên dạy tiếng Anh của Trường THCS Ít Ong, thị trấn Ít Ong. Bằng tâm huyết, sự say mê, thầy giáo Dương đã “truyền lửa” cho nhiều thế hệ học sinh yêu thích bộ môn tiếng Anh.

Thầy giáo Phạm Ánh Dương trong giờ dạy tiếng Anh tại lớp 6G, Trường THCS Ít Ong.

Qua câu chuyện, chúng tôi hiểu thêm con đường 16 năm gắn bó với "phấn trắng, bảng đen" của thầy giáo Dương. Quê gốc ở Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Học xong THPT, thày Dương thi đỗ Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), chuyên ngành tiếng Anh. Ra trường đã có 3 năm làm hướng dẫn viên du lịch cho các công ty lữ hành, công việc ổn định, thu nhập cao, nhưng mong muốn truyền thụ kiến thức, khả năng giao tiếp tiếng Anh cho các em học sinh miền núi, thầy Dương nộp hồ sơ xin công tác tại huyện Mường La. Tháng 9/2003, thầy chính thức nhận quyết định về Trường THCS Pi Toong; rồi tháng 12/2008, chuyển về Trường THCS Lê Quý Đôn, sau sáp nhập với Trường THCS Ít Ong trở thành Trường THCS Ít Ong bây giờ.

Công tác ở ngôi trường có truyền thống dạy và học, có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, là  điều kiện thuận lợi để thầy Dương giảng dạy bộ môn tiếng Anh, bởi bộ môn này đòi hỏi người giáo viên luôn đổi mới cách thức tương tác phù hợp với học sinh. Để có các tiết học sinh động, ngoài giảng dạy kiến thức trong giáo trình sách giáo khoa, thầy Dương đã  tìm hiểu thêm nhiều sách báo, thông tin qua mạng internet và đưa vào ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng phương pháp giảng dạy mới, từ đó nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy và học tập. Từ năm 2015, thầy viết sáng kiến phát huy tính tích cực, nâng cao khả năng nghe, nói và chất lượng tiết học trải nghiệm sáng tạo môn tiếng Anh cho học sinh. Sáng kiến của thầy đã cuốn hút  học sinh khi trải nghiệm thực hành tiếng Anh trong các tình huống thực tế cuộc sống, như: Dẫn chương trình, hội thoại hoặc thuyết trình; giúp học sinh mở rộng hiểu biết qua việc tìm hiểu các nền văn hóa và bồi dưỡng kỹ năng sống qua việc tái hiện các câu truyện dân gian, cổ tích... Trong số các học sinh xuất sắc của thầy giáo, có em Tạ Mỹ Quyên, học sinh lớp 9E, nhiều năm liền đạt trên 9,0 môn tiếng Anh, giành giải Nhất cuộc thi IOE tiếng Anh cấp huyện. 

Thầy giáo Trần Hồng Quân, Hiệu trưởng Trường THCS Ít Ong nhận xét: Thầy giáo Dương là tấm gương về sự say mê, tâm huyết, sáng tạo và yêu nghề. Những bài giảng của thầy giáo đã “truyền lửa” cho học sinh say mê học tập và sáng tạo. Hằng năm, đội tuyển thi tiếng Anh của thầy giáo Dương luôn chiếm số đông và đoạt nhiều giải cao. Đặc biệt, năm học 2016-2017, đội tuyển thi IOE tiếng Anh cấp huyện do thầy Dương phụ trách có 30/74 học sinh ở 4 khối lớp đoạt giải; thi cấp tỉnh 6/17 em khối 8 và 9 đoạt giải. Các năm 2016, 2018, thầy giáo Dương được UBND tỉnh tặng Bằng khen...  

Thầy giáo Phạm Ánh Dương thực sự là bông hoa đẹp trong vườn hoa “người tốt - việc tốt” của Trường THCS Ít Ong nói riêng và của huyện Mường La nói chung. Thầy giáo đã khơi dậy niềm đam mê học tiếng Anh cho nhiều thế hệ học sinh của huyện miền núi còn nhiều khó khăn, giúp các em xóa dần khoảng cách về năng lực giao tiếp tiếng Anh với các bạn học sinh ở thành phố cũng như các tỉnh miền xuôi.

Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Kế hoạch số 140/KH-UBND

    Kế hoạch số 140/KH-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 28/5/2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 140/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND ngày 29/4/2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Phóng sự -
    Giữa mênh mông biển cả, nơi những cơn sóng bạc đầu cuồn cuộn đêm ngày, quần đảo Trường Sa kiêu hãnh vươn mình như một biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước và ý chí dân tộc Việt Nam. Nơi đây, từng hạt cát, mỗi nhành cây, ngọn cỏ đều thấm đẫm bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người con đất Việt.
  • 'Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng, huyện Mường La khuyến khích các hộ đầu tư homestay, cải tạo cảnh quan với quy mô 3 khách sạn, 31 nhà nghỉ, homestay, 2 điểm du lịch cộng đồng; tạo việc làm trên 100 lao động trực tiếp, hơn 300 lao động gián tiếp. Từ đầu năm đến nay, huyện đón gần 140.000 lượt khách, trong đó, 700 khách quốc tế, tổng doanh thu ước đạt 48,8 tỷ đồng.
  • 'Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới hoạt động, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sông Mã đã chủ động liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản để nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm, tăng thu nhập cho các thành viên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Trên địa bàn huyện Sông Mã và Sốp Cộp có 205 doanh nghiệp, HTX nhỏ và siêu nhỏ; có 7 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ; 1785 hộ kinh doanh cá thể. Trong những năm qua, Đội Thuế liên huyện Sông Mã - Sốp Cộp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, luôn hoàn thành mục tiêu thu ngân sách trên địa bàn về đích sớm, vượt chỉ tiêu giao và là một trong những đơn vị được Chi cục Trưởng Chi cục Thuế khu vực IX tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025.
  • 'Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Xã hội -
    Huyện đoàn Thuận Châu có 29 cơ sở đoàn, 526 chi đoàn, với hơn 7.000 đoàn viên. Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, Huyện đoàn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật và kết nối nguồn lực, giúp đoàn viên thanh niên xây dựng các mô hình kinh tế, mang lại thu nhập ổn định.