Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Những người lính giữ rừng ở Huy Hạ

Năm 1999, cựu chiến binh Hà Văn Điếm, bản Nà Lò 2, xã Huy Hạ cùng một số cựu chiến binh đã đứng ra đề nghị với xã nhận giao khoán bảo vệ hơn 170 ha đất nương của bản, để khoanh nuôi tái sinh và thực hiện trồng 41 ha rừng keo, thông. Đến nay, khu rừng do các cựu chiến binh trồng, chăm sóc, bảo vệ đã xanh tốt với nhiều loại cây có đường kính thân đạt từ 60-70 cm. Đặc biệt, với sự chăm sóc, quản lý của các cựu chiến binh, gần 20 năm qua, khu rừng chưa bao giờ bị cháy.

Cựu chiến binh Hà Văn Điếm, bản Nà Lò 2, xã Huy Hạ (Phù Yên) chăm sóc diện tích rừng trồng.

 

Ông Hà Văn Điếm nhớ lại: Lúc ấy, tôi và một số hội viên đã đứng ra vận động anh em bộ đội xuất ngũ tham gia vào tổ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. Không đơn giản như mọi người nghĩ, bởi phần đông đời sống anh em khi đó còn khó khăn, họ phải lo toan cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, được sự động viên, giải thích, dần dần anh em hội viên cũng hiểu ra và hăng hái tham gia. Đến nay, đã có 29 hội viên của Chi hội tham gia công tác giữ rừng.

Theo ông Điếm, cái khó nhất trong công tác giữ rừng nhận khoán hiện nay là vấn đề sức khỏe của các hội viên hội cựu chiến binh bản. Hầu hết hội viên có tuổi đời từ 45-50 trở lên, trong khi đó việc giữ rừng lại cần có sức khỏe, bởi  nơi nhận khoán bảo vệ rừng cách bản tới hơn 10km. Mỗi ngày, các cựu chiến binh phải phân công 2 hội viên đi xe máy đến nơi rừng nhận khoán bảo vệ. Từ đó, họ lại tiếp tục đi bộ hơn 10km đường đèo dốc để kiểm tra từng khu vực rừng đến tận tối mới về. Do vậy, thông thường mỗi chuyến đi, các hội viên phải mang theo lương thực, thực phẩm để ăn trưa dọc đường. Vào tháng 2, tháng 3 hàng năm, các hội viên cựu chiến binh lại tổ chức đi phát đường ranh cản lửa. Đến nay, đã có 4,6 km đường ranh cản lửa với chiều rộng 5 m tại khu rừng suối Bốc được các cựu chiến binh phát dọn để ngăn lửa từ nương bén vào rừng.

Được biết, khi nhận nhiệm vụ giữ rừng, Chi hội Cựu chiến binh bản Nà Lò 2 đã họp bàn xây dựng nội quy, quy ước, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng hội viên. Các hội viên trong Chi hội đều hứa quyết tâm quản lý tốt diện tích rừng nhận khoán, không để xảy ra mất rừng hoặc cháy rừng. Tuy sức khỏe hạn chế, diện tích rừng nhận khoán lại rộng, địa hình nhiều đồi núi dốc nhưng với bản lĩnh của người lính, quyết tâm giữ rừng đã giúp các cựu chiến binh vượt lên mọi khó khăn. Không ít lần, những hội viên cựu chiến binh gặp những đối tượng phá rừng trái phép, mặc dù bị các đối tượng phản ứng, nhưng anh em vẫn ôn hòa và kiên nhẫn giải thích, động viên, giúp họ hiểu ý nghĩa của việc giữ rừng và không còn tái phạm. 

Với diện tích rừng nhận giao khoán chăm sóc, mỗi năm Chi hội Cựu chiến binh bản Nà Lò 2 nhận được hơn 30 triệu đồng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Số tiền này Chi hội dùng vào việc mua sắm thực phẩm, xăng xe cho mỗi chuyến tuần rừng của hội viên. Còn bao nhiêu nhập vào quỹ của Chi hội dùng để thăm hỏi, động viên những gia đình hội viên lúc hiếu hỷ, khó khăn và trích một phần giúp đỡ các cháu học sinh vượt khó học tập... Cựu chiến binh Hà Ngọc Chí, 58 tuổi, Bí thư chi bộ bản Nà Lò 2, xã Huy Hạ, cho biết: Vừa qua, Chi hội đã trích quỹ 40 triệu đồng để mua bàn ghế, phông bạt, loa đài, bát, đĩa ủng hộ Nhà văn hóa bản; cho 8 hội viên vay 40 triệu đồng đầu tư mua con giống phát triển chăn nuôi.

Phát huy truyền thống, bản lĩnh của “Bộ đội Cụ Hồ”, các hội viên Chi hội Cựu chiến binh bản Nà Lò 2 đã góp sức giữ cho những cánh rừng xanh mãi. Đặc biệt hơn, các cựu chiến binh đều là người cao tuổi trong gia đình, là người có uy tín của bản và họ đã trở thành lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng hiệu quả. Đây cũng là mô hình hay cần được các địa phương tham khảo và triển khai nhân rộng, góp phần nâng cao công tác bảo vệ và phát triển rừng ở cơ sở.

Đình Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

    Kinh tế -
    Phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, được các cấp Hội Nông dân triển khai sâu rộng, đã xuất hiện nhiều nông dân điển hình làm kinh tế giỏi, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và giảm nghèo bền vững tại các địa phương.
  • 'Lãnh đạo điều hành tài chính, ngân sách, kế hoạch và đầu tư

    Lãnh đạo điều hành tài chính, ngân sách, kế hoạch và đầu tư

    Xây dựng Đảng -
    Nâng cao chất lượng tham mưu về tài chính - ngân sách, kế hoạch và đầu tư, Đảng bộ Sở Tài chính đã lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp, kiến nghị về thực hiện tốt điều hành ngân sách, xây dựng kế hoạch đầu tư công, thẩm định dự án và quản lý tài sản công, chính sách giá..., góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
  • 'Chàng trai có trái tim nhân ái

    Chàng trai có trái tim nhân ái

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 20 lần hiến máu, vận động hơn 2.000 người tham gia hiến máu tình nguyện, là những thông tin về chàng trai có trái tim nhân ái Hoàng Thanh Tùng, sinh năm 1991, ở tổ 7, phường Tô Hiệu. Anh vinh dự được tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2025.
  • 'Bảo vệ và phát triển rừng bền vững

    Bảo vệ và phát triển rừng bền vững

    Xã hội -
    Toàn tỉnh Sơn La có hơn 593.268 ha rừng tự nhiên, 76.528 ha rừng trồng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 48%. Lực lượng Kiểm lâm đẩy mạnh tuyên truyền, kết hợp với tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp, nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân về bảo vệ, phát triển rừng.
  • 'Củng cố, phát huy vai trò của MTTQ ở cơ sở

    Củng cố, phát huy vai trò của MTTQ ở cơ sở

    Xã hội -
    Sau hơn 2 tuần thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp và sắp xếp tổ chức, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Chiềng Mai được kiện toàn, củng cố, phát huy vai trò tập hợp, đoàn kết các hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân, triển khai hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển KT-XH, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • 'Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

    Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

    Cải cách hành chính -
    Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, tỉnh ta chú trọng nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và đạt được kết quả tích cực. Năm 2024, chỉ số SIPAS của tỉnh đạt 84,05%, tăng 1,82% so với năm 2023, đứng thứ 26/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc và cao hơn mức trung bình của cả nước 0,11%.