Nhận diện âm mưu, thủ đoạn móc nối, kích động tập trung đông người khiếu kiện, biếu tình gây rối an ninh, trật tự

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định khiếu nại, tố cáo, biểu tình là quyền cơ bản của công dân và đảm bảo quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước (Điều 25, Hiến pháp năm 2013; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2018).. Thực tế Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực duy trì, bảo đảm và phát huy các quyền này của công dân theo quy định của pháp luật. Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo, biểu tình và phải tuân thủ theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật, không làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; nghiêm cấm việc lợi dụng các quyền của công dân để hoạt động chổng Đảng và Nhà nước Việt Nam.

 

Hiện nay, các thể lực thù địch, bọn phản động lưu vong triệt để lợi dụng các vụ khiếu kiện để kích động các hoạt động chống Đảng, Nhà nước; tìm cách móc nối với số đầu đơn để thông qua đó tuyên truyền, kêu gọi người khiếu kiện tập trung đông người khiếu kiện, xuống đường biểu tình, chúng cử người đến các địa phương có các vụ khiếu kiện phức tạp để tuyên truyền, lôi kéo, kích động người khiếu kiện, cung cấp kinh phí, tổ chức tập huấn, hướng dẫn về phương thức, thủ đoạn đối phó với lực lượng Công an. Số đầu đơn các vụ khiếu kiện liên kết với số đối tượng cơ hội chính trị, cực đoan thực hiện âm mưu công khai hóa tổ chức “Lực lượng dân oan Việt Nam”, “Hội dân oan ba miền” để củng cố tổ chức, biểu dương lực lượng và kêu gọi bên ngoài ủng hộ về vật chất, tinh thần; liên tục kích động người khiếu kiện tham gia các cuộc tuần hành, biểu tình. Đặc biệt, chúng gia tăng các hoạt động lợi dụng các trang mạng xã hội cung cấp thông tin, tài liệu sai lệch về tình hình khiếu kiện ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp “dân oan”, tán phát các thông tin và hình ảnh liên quan đến các vu khiếu kiện, nhằm mục đích tạo sự bất mãn của người khiếu kiện với chính quyền, dẫn tới hoạt động chống đối.

Hoạt động lợi dụng khiếu kiện, biểu tình gây mất ổn định chính trị - xã hội thực chất là hoạt động bất hợp pháp, xâm phạm an ninh, trật tự. Mục đích của các đối tượng khi tổ chức, tham gia là nhằm gây rối loạn, làm cản trở quá trình điều hành, quản lý các lĩnh vực của chính quyền nhà nước, gây mất an ninh, trật tự, thậm chí làm suy yếu dẫn đến lật đổ chính quyền.

Đối tượng lợi dụng khiếu kiện, biểu tình gây mất ổn định chính trị - xã hội thường là số có tư tưởng chống đối, bất mãn, cơ hội chính trị, đối tượng phản động... Chúng giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, cốt cán và sử dụng nhiều thủ đoạn để kích động, lừa bịp, thậm chí cưỡng ép một số đông người tham gia. Hoạt động này thường xảy ra vào những thời điểm có nhiều vấn đề phức tạp, bức xúc xã hội, những chủ trương, chính sách tác động đến đời sống xã hội, khi xảy ra sự cố, thiên tai, môi trường, làm ảnh hưởng đến đời sống một bộ phận nhân dân.

Trong những năm qua, cơ quan pháp luật Việt Nam đã xử lý nhiều vụ việc, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Điển hình như: Vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 1/9/2020 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành Phố Hà Nội đã đưa ra truy tố, xét xử 29 đối tượng; vụ biểu tình gây rối trật tự công cộng xảy ra tại tỉnh Bình Thuận ngày 10 và 11/6/2018 đã truy tố, xét xử 30 đối tượng... 

Hoạt động móc nối, kích động được các đối tượng tiến hành bằng nhiều phương thức, thủ đoạn, hình thức, phương tiện khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là: Sử dụng mạng Internet để liên lạc, móc nối kích động quần chúng tham gia, họ lập ra hàng nghìn trang web, blog, trang mạng xã hội để tuyên truyền phá hoại tư tưởng, kích động biểu tình. Sử dụng báo chí, điện thoại di động, các thế lực thù địch bên ngoài duy trì hàng chục nhà xuất bản, hàng trăm tờ báo, tạp chí tiếng Việt có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước, thiết lập nhiều đài phát thanh như “Đài tiếng nói Hoa Mai”, “Đài chân trời mới”, “Đài Châu Á tự do” ...

Họ tìm nhiều cách có được số điện thoại của người khiếu kiện để trực tiếp liên lạc hoặc gửi tin nhắn cũng như phát thanh trực tuyến trên điện thoại di động. Cử người trực tiếp tuyên truyền, kích động, các tổ chức phản động sử dụng thủ đoạn thay tên, đổi họ hoặc giấy tờ tùy thân giả cử người về Việt Nam qua đường công khai hoặc nhập cảnh trái phép để chỉ đạo cơ sở trong nước tuyên truyền, kích động và trực tiếp tham gia khiếu kiện, biểu tình. 

Ngoài ra, họ còn biên soạn, in ấn, nhân bản và tán phát tài liệu có nội dung tuyên truyền, kích động, chúng tập trung vào những nội dung phê phán, đả kích chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cổ vũ tư tưởng đa nguyên, đa đảng, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, bênh vực các đối tượng bị xử lý, khoét sâu vào những vấn đề phức tạp, nhạy cảm nhằm kích động chống đối. Ngoài ra, một số đối tượng cơ hội, luật sư cấp tiến lợi dụng các vụ việc khiếu kiện phức tạp để can thiệp, tác động dưới hình thức trợ giúp, nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Trước tình hình trên, cán bộ, đảng viên và nhân dân cần nâng cao nhận thức về thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, biểu tình, tuân thủ đúng quy định của pháp luật; nhận diện, cảnh giác trước âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động lợi dụng khiếu kiện, biểu tình để kích động, lôi kéo tham gia vào các hoạt động gây rối an ninh, vi phạm pháp luật của các thế lực thù địch.

Hoàng Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới