Người giữ hồn Then cổ ở Ngọc Chiến

Theo Nghệ nhân ưu tú Lò Thị Hỷ, bản Mường Chiến 2, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, Then là món ăn tinh thần, gắn chặt với đời sống văn hóa, tâm linh của người Thái nơi đây. Tháng 3/2019, bà Hỷ được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian tỉnh Sơn La, vì đã có cống hiến gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Hát Then cổ kết hợp múa quạt giấy và đệm nhạc bằng đàn tính tẩu.

 

Nghệ nhân Lò Thị Hỷ cho biết: Then là tín ngưỡng cúng vía của người Thái, hát Then (hay khắp Then) được biểu diễn trong những sự kiện: Cầu mát nhà cửa những ngày đầu năm mới, sinh con đầu lòng hay lễ lên nhà mới, lễ cưới, lễ gọi hồn, lễ hội “Kin Pang Then”... Đặc biệt, trong lễ hội “Kin Pang Then”, hát Then bao giờ cũng có đội múa phụ họa, kết hợp với đánh đàn tính tẩu, lắc chuông hoặc chùm mã hính để chỉ đường và tả lại cảnh vật trên đường Then xuống trần gian dự lễ.

Nghệ nhân ưu tú Lò Thị Hỷ.

 

Những năm 90 của thế kỷ trước, bà Hỷ theo các thầy Then trong vùng đi biểu diễn, hát Then ở nhiều nơi, sau đó tự học, tự nhớ các bài Then, cùng với sự chỉ dạy của các thầy, bà đã hát thành thạo các bài Then cổ. Đến năm 2000, bà đi hát và phục vụ các nghi lễ Then cổ ở các bản, các xã trong huyện và nhiều nơi ở tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang... Hiện nay, bà Hỷ thành thạo 3 điệu Then cổ chính, đó là: Cầu bình an, xao siên, hát Nôm. Điệu “cầu bình an” là bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tới các vị thần đã phù hộ, che chở cho mình và gia đình, cộng đồng tránh khỏi những thiên tai, địch bệnh, đem lại một cuộc sống no đủ, hạnh phúc... Còn “Hát xao siên” là hát mừng tuổi, mừng nhà mới, cầu khấn các đấng thần linh phù hộ cho con người, bản làng đất nước phát triển. Điệu hát then có 6 loại giọng cổ, tùy theo từng điệu mà có âm điệu giọng khác nhau, lúc giọng đều, khi lên xuống trầm bổng, dồn dập, lúc lại nhẹ nhàng tình cảm.

Trang phục và đạo cụ dùng trong hát then cổ.

Bên cạnh đó, bà Hỷ còn sáng tác các lời ca phỏng theo các làn điệu dân gian, làn điệu cổ, làn điệu mới. Từ khi thực hành Then đến nay, bà đã sáng tác nhiều bài hát với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, mừng xuân mới, hát tiễn hồn... được mời hát trong các ngày lễ, ngày tết, ngày kỷ niệm truyền thống của xã, huyện. Do am hiểu và nắm giữ được nhiều điệu Then, bà Hỷ đã được cử tham gia các chương trình do huyện, tỉnh, Trung ương tổ chức và đã nhận được nhiều giải thưởng, như: Giải Nhất “Hát Then cổ Khảm Khái” tại Liên hoan nghệ thuật hát Then - đàn tính toàn quốc lần thứ III, năm 2009, tại tỉnh Bắc Kạn; giải A tiết mục hòa tấu tính tẩu “Khảm hải” tại Liên hoan nghệ thuật hát Then - đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái Việt Nam lần thứ V, năm 2015, tại tỉnh Tuyên Quang...

Nhiều người trong bản, trong xã Ngọc Chiến theo bà Hỷ học biểu diễn, phụ họa, hát Then cổ.

Với gần 30 năm kinh nghiệm hát Then cổ, nghệ nhân ưu tú Lò Thị Hỷ luôn nhiệt tình với phong trào văn hóa văn nghệ ở cơ sở. Bà là nghệ nhân duy nhất của huyện đang nắm giữ những làn điệu Then cổ. Nhiều năm nay, bà đã truyền dạy, xây dựng đội múa, đội hát Then, đàn tính, với mong muốn lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

 

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.