Ngọt thơm lê Tai Nung

Có dịp về Hà Nội, ghé Siêu thị Vinmart, phường Trung Hòa, Cầu Giấy (Hà Nội), thật bất ngờ khi bắt gặp sản phẩm lê Tai Nung của Sơn La cũng có mặt tại đây (lê Tai Nung hay còn gọi là lê VH6, có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc) và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng mới phù hợp với một số hệ sinh thái, khí hậu vùng cao). Đa dạng các loại trái cây của vùng miền khác nhau, những trái lê Tai Nung vỏ xanh, phớt hồng được đóng hộp gọn gàng, dán nhãn rõ ràng, hấp dẫn nhiều khách mua hàng.

Người dân chọn mua lê Tai Nung tại Siêu thị Vinmart, phường Trung Hòa, Cầu Giấy

(Ảnh được chụp trước ngày 21/7/2021)

Thấy chúng tôi quan tâm đến sản phẩm lê Tai Nung, một nhân viên Siêu thị niềm nở giới thiệu: Lê Tai Nung hình dáng khá giống với mắc cọp (một loại lê rừng ở Sơn La), không ngọt sắc mà có vị thanh mát, ngọt nhẹ và chua dịu, chứa nhiều vitamin C, canxi và sắt, chắc chắn sẽ sản phẩm bổ dưỡng, giải nhiệt trong mùa hè nóng bức.

Sản phẩm lê Tai Nung của Sơn La được đóng hộp gọn gàng, dán nhãn cẩn thận.

Đây là năm đầu tiên HTX Sinh thái Nà Sản (Mai Sơn) kết nối tiêu thụ sản phẩm lê Tai Nung của bà con xã Phiêng Khoài đến với hệ thống siêu thị VinMart, chỉ riêng trong tháng 7/2021 đã bán được 7 tấn quả, với giá bán 56.500 đồng/kg và nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

Những cành lê sai trĩu quả.

Trở về Sơn La, chúng tôi đã đến xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu để tận mắt ngắm nhìn những vườn lê Tai Nung được trồng trên chính quê hương mình. Khung cảnh đồi núi trập trùng quen thuộc dần hiện lên trước mắt. Khác với cái nóng như đổ lửa ở thị trấn Yên Châu, không khí ở Phiêng Khoài những ngày tháng 7 mát mẻ, dễ chịu; khắp triền đồi xanh ngát màu xanh cây trái.

Lê Tai Nung có phần thịt trắng tinh, mềm, mọng nước.

Theo chân bà con ra vườn, bứt những quả lê còn nguyên phấn, gọt lớp vỏ mỏng, dần lộ ra phần thịt lê trắng tinh, mềm, mọng nước, ăn có vị chua pha ngọt dịu.

 

Người dân xã Phiêng Khoài chăm sóc lê Tai Nung.

Là loại cây trồng mới, sau 3 năm gắn bó với bà con ở Phiêng Khoài, lê Tai Nung hợp đất, hợp người và đã cho quả ngọt. Hiện, toàn xã có 5 bản và hơn 60 ha trồng lê Tai Nung. Trên diện tích trồng lê của người dân bản Cồn Huất 1, nhiều cây chỉ cao hơn đầu người đã ra trái, không ít cây sai quả muốn gãy cả cành... Ông Nguyễn Mạnh Triều, bản Cồn Huất 1, vui vẻ nói: Nhà tôi có hơn 1 ha trồng lê, thu hoạch bình quân 4 tấn/năm, với giá trung bình từ 25 - 50 nghìn đồng/kg, đã thu được 150 triệu đồng/năm.

Cựu chiến binh xã Phiêng Khoài chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc lê Tai Nung.

Từ thành công của mô hình trồng lê Tai Nung ở bản Cồn Huất 1, chính quyền xã Phiêng Khoài đã có kế hoạch trồng, chăm sóc và nhân rộng cây trồng tiềm năng này, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con.

Tin rằng, thời gian không xa, lê Tai Nung sẽ được đông đảo người tiêu dùng trên toàn quốc ưa chuộng và biết tới là món quà đặc sản của xã vùng biên Phiêng Khoài tươi đẹp.

Thủy Tiên - Phan Hưng

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Kế hoạch số 140/KH-UBND

    Kế hoạch số 140/KH-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 28/5/2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 140/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND ngày 29/4/2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Phóng sự -
    Giữa mênh mông biển cả, nơi những cơn sóng bạc đầu cuồn cuộn đêm ngày, quần đảo Trường Sa kiêu hãnh vươn mình như một biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước và ý chí dân tộc Việt Nam. Nơi đây, từng hạt cát, mỗi nhành cây, ngọn cỏ đều thấm đẫm bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người con đất Việt.
  • 'Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng, huyện Mường La khuyến khích các hộ đầu tư homestay, cải tạo cảnh quan với quy mô 3 khách sạn, 31 nhà nghỉ, homestay, 2 điểm du lịch cộng đồng; tạo việc làm trên 100 lao động trực tiếp, hơn 300 lao động gián tiếp. Từ đầu năm đến nay, huyện đón gần 140.000 lượt khách, trong đó, 700 khách quốc tế, tổng doanh thu ước đạt 48,8 tỷ đồng.
  • 'Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới hoạt động, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sông Mã đã chủ động liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản để nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm, tăng thu nhập cho các thành viên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Trên địa bàn huyện Sông Mã và Sốp Cộp có 205 doanh nghiệp, HTX nhỏ và siêu nhỏ; có 7 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ; 1785 hộ kinh doanh cá thể. Trong những năm qua, Đội Thuế liên huyện Sông Mã - Sốp Cộp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, luôn hoàn thành mục tiêu thu ngân sách trên địa bàn về đích sớm, vượt chỉ tiêu giao và là một trong những đơn vị được Chi cục Trưởng Chi cục Thuế khu vực IX tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025.
  • 'Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Xã hội -
    Huyện đoàn Thuận Châu có 29 cơ sở đoàn, 526 chi đoàn, với hơn 7.000 đoàn viên. Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, Huyện đoàn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật và kết nối nguồn lực, giúp đoàn viên thanh niên xây dựng các mô hình kinh tế, mang lại thu nhập ổn định.