Nghề thợ điện lạnh

“Điều hòa nhà chú bị trục trặc ạ. Địa chỉ nhà chú ở đâu? Để cháu qua kiểm tra luôn bây giờ”. Cúp máy sau cuộc nói chuyện ngắn, anh Đinh Ngọc Văn, bản Mo 1, xã Quang Huy (Phù Yên) lại vội vã xách túi đồ nghề đi sửa điều hòa cho khách. Ngày nắng này, những thợ điện lạnh như anh luôn phải “chạy xô” khắp nơi, để đáp ứng nhu cầu sửa chữa rất lớn của khách hàng.

 

Anh Si Văn Khuyến, bản Mo 3, xã Quang Huy sửa chữa máy điều hòa cho khách.

Ngỏ ý muốn đi cùng để được “mục sở thị” quá trình sữa chữa, anh Văn đồng ý ngay. Chúng tôi đến một hộ gia đình trong thị trấn Phù Yên, thấy thợ đến, chủ nhà tay bắt mặt mừng. Ông Bạc Văn Thu, khối 14, thị trấn Phù Yên, chia sẻ: Trời nắng nóng, điều hòa lại giở chứng không mát. Suốt 2 ngày qua, tôi gọi đặt lịch, có lần các chú ấy từ chối, hoặc gọi điện bảo đến muộn một chút vì đang sửa dở cho nhà khác. Những ngày này mà tìm được thợ là may lắm rồi. Chị Lường Thị Tơ, hàng xóm ngay cạnh nhà ông Thu nói: Nắng nóng quá nên tôi quyết định ra siêu thị điện máy gần nhà đặt mua 1 chiếc điều hòa, thế nhưng, phía siêu thị báo là chưa có thợ, họ hẹn 2-3 ngày nữa mới lắp được vì hiện tại thợ lắp đặt đã kín lịch. Chút nữa tôi phải nhờ thợ nhà bác Thu sang kiểm tra giúp luôn, chứ cứ chờ thợ không biết đến hôm nào mới lắp được.

Vừa vệ sinh lưới lọc của dàn lạnh bị bám bẩn cho khách, anh Văn vừa nói: Vài năm trở lại đây, mức sống của người dân tăng lên, các hộ gia đình sử dụng điều hòa, ngày càng nhiều. Ngoài những khách hàng là các gia đình, chúng tôi còn tạo được uy tín với một số nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn huyện. Những khách hàng này thường đặt lịch vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên. Thông thường, giá bảo dưỡng, lắp đặt mới cho mỗi chiếc điều hòa từ 100.000 - 200.000 đồng, nạp gas tính thêm 50.000 - 250.000 đồng. Còn nếu sửa chữa và thay thế các thiết bị vi mạch, blốc, quạt, khách hàng có thể phải chi tiền triệu. Trung bình mỗi ngày, chúng tôi sửa trên dưới chục cái máy. Nghề ăn theo mùa, nên 2 anh em phải chia nhau làm mới hết việc, có hôm khách tận huyện Bắc Yên gọi, chúng tôi vẫn tranh thủ đi sửa, thu nhập cũng ổn. Theo anh Văn, sau một năm sử dụng, các gia đình nên vệ sinh, bảo dưỡng để kéo dài tuổi thọ của điều hòa. Còn anh Si Văn Khuyến, thợ sửa chữa điện lạnh ở bản Mo 3, xã Quang Huy, bộc bạch: Trong khi làm việc, điện thoại của tôi cứ đổ chuông suốt, đành phải ngậm ngùi từ chối, hoặc hẹn lịch lùi lại vài hôm với khách. Bỏ lỡ nhiều khách hàng cũng tiếc. Làm nghề này cũng phải có tâm, không ít thợ lợi dụng lòng tin của khách hàng để “chặt chém” hay lấy cắp bộ phận, thay hàng kém chất lượng. Thậm chí nhiều thợ sửa chữa còn kê thêm “bệnh” cho máy khiến nhiều người có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với thợ điện lạnh chúng tôi. Vậy nên nghề này phải làm đàng hoàng, chu đáo mới có thể trụ lâu dài. Ngoài sửa chữa, bảo dưỡng máy điều hòa, thì anh Văn và anh Khuyến còn mua lại những máy điều hòa cũ khi khách hàng có nhu cầu đổi máy mới. Những máy này sẽ được kiểm tra và sửa chữa lại toàn bộ thiết bị bên trong, các vỏ nhựa ốp ngoài được đánh bóng hoặc thay mới rồi bán lại cho người có nhu cầu. Theo anh Văn, dù bán ra với giá rẻ, nhưng công việc này cũng giúp các anh có thêm nguồn thu nhập.

Sửa điện lạnh mùa nắng cho thu nhập cao, song cũng rất vất vả. Thời tiết oi nóng, nhiều lúc các anh phải làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt, hay treo mình để tháo cục nóng trên những tòa nhà cao tầng, làm quần quật từ mờ sáng đến tận đêm khuya. Nhưng với lòng yêu nghề, ngày ngày, những thợ điện lạnh như các anh vẫn cần mẫn xách túi đồ nghề ngược xuôi, để đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Lò Thái (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.