Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Ngăn chặn việc “truyền nghề” xem bói, xem số

Theo thông tin phản ánh của người dân bản Sàng - Nà Tre, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn xuất hiện người phụ nữ tên là L.T.H ở bản Nẹ Nưa, xã Hua La, thành phố Sơn La đến “truyền nghề” xem bói, xem số. Người học nộp 3 triệu đồng và mua áo của thầy dạy; khi học xong sẽ mua tượng phật, các đồ tế... của thầy để đặt tại phòng riêng trong gia đình, với tổng số tiền khoảng 20 triệu đồng trở lên. Phóng viên đã về bản Sàng - Nà Tre để tìm hiểu sự việc này.

 

Phóng viên trao đổi với vợ chồng chị T.T.P, bản Sàng - Nà Tre, người được “truyền nghề” xem bói, xem số.

 

Về đến bản Sàng - Nà Tre, người đầu tiên chúng tôi hỏi về chuyện “dạy bói, xem số” là anh H.K, một người dân trong bản. Anh K nói: Không phải là dạy mà là nhập “hồn” vào người. Nghe nói các thủ tục cũng mất vài chục triệu đồng. Tôi không dám đến xem vì sợ họ lại cho “nhập hồn” vào mình. Cũng đã có người ở xã khác đến bản “nhờ” người mới “nhập hồn” thành công “cúng” xin bỏ được chồng, vì sống không hạnh phúc?. Anh K cười: Chuyện thật mà cứ như bịa.

Ông Lò Văn Liên, Trưởng bản Sàng - Nà Tre, xác nhận với chúng tôi: Đúng là có việc đấy. người phụ nữ này đã về bản từ mấy tháng trước. Không phải mở lớp dạy mà đến tại gia đình để nhập “hồn, vía”. Bản đã có 4 người theo. Đây là những người phụ nữ từng bị đau ốm kéo dài, đi bệnh viện chữa không khỏi?. Bà H nói có tâm linh gì đó và cúng bái sẽ đỡ?. Sau khi cúng họ đã được bà H “truyền nghề”. Trong 3 tháng, những người đó không ra khỏi nhà, không lao động hay làm bất cứ việc gì và cũng không tiếp xúc với ai. Mặc dù, bản đã tuyên truyền, vận động, nhưng họ không nghe.

Ông Liên buồn rầu nói: 1 trong 4 người đó là con dâu cả của tôi. Ông kể: Cách đây hơn 3 tháng, khi biết con dâu cả bắt đầu ở nhà để được nhập “hồn vía”, ông đã đến tận nhà để ngăn cản việc này. Nhưng, con dâu đã không nghe mà còn khùng lên đánh, rất may là tôi tránh kịp, không để xảy ra xô xát. Tôi và bố đẻ của cháu cùng ra sức ngăn cản nhưng không được. Thời gian đó, con dâu tôi giống như bị “ma làm” và sức khỏe của cháu rất sa sút, vì ăn ít, ngủ ít, suốt ngày nói lảm nhảm. Ngay cả con trai tôi cũng sa sút sức khỏe vì suy nghĩ việc của vợ. Sự việc xảy ra khiến tôi rất lo lắng.

Trực tiếp gặp con dâu của ông Liên, chị P còn trẻ và khá nhanh nhẹn, hoạt bát, nói năng bạo dạn. Trong câu chuyện với chúng tôi, chị P nói: Sau thời gian rời nhà chồng ra ở riêng, sức khỏe của tôi rất kém, hay bị đau mắt, đến một số bệnh viện trong tỉnh khám và điều trị, nhưng không khỏi. Có lần đến bệnh viện khám, bác sỹ bảo không sao, nhưng tôi vẫn thấy khó chịu. Sau đó, được người phụ nữ tên là L.T.H ở bản Nẹ Nưa, xã Hua La, thành phố Sơn La đến hướng dẫn. Được “bố mẹ trên trời thương” và sau 3 tháng ở tại nhà “tu”, tôi thấy người khỏe ra?. Bây giờ tôi cùng chồng đi hái cà phê được rồi.

Chúng tôi hỏi: Chị đã “xem” được chưa? Chị P nói: Chưa được, vì mới được hơn 10 ngày. Sau 3 tháng “ở nhà” và “bố mẹ” cũng chưa cho nhận “con nuôi”. Hỏi về số kinh phí mua tượng phật và các đồ tế, chị P nói: Không có gì nhiều, cũng có bàn thờ (???). Chúng tôi đề nghị được về thăm gia đình chị, nhưng chị P từ chối với lý do: Chưa thắp hương xin phép “bố mẹ”, nhỡ “bố mẹ” không đồng ý và “phạt” chị lại bị ốm đau tiếp thì ai chịu trách nhiệm?.

Sự việc này bản chưa báo với chính quyền xã, vì theo Trưởng bản Liên, chỉ thời gian sau không có người đến “xem” thì họ sẽ tự bỏ nghề. Song, thiết nghĩ, ở trong xã vùng I - xã nông thôn mới, có kinh tế, xã hội khá phát triển, vậy mà vẫn còn tồn tại những chuyện mê tín dị đoan đến khó tin. Vì vậy, rất cần cấp ủy, chính quyền, lực lượng chức năng xã Chiềng Ban vào cuộc, tuyên truyền để nhân dân hiểu, tránh những hệ luỵ xảy ra.

Nhóm PV
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

    Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

    Kinh tế -
    Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, chú trọng mẫu mã, bao bì, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh ngày càng gia tăng giá trị, phát triển theo hướng bền vững.
  • 'Thủy điện Huội Quảng vận hành, sản xuất điện an toàn

    Thủy điện Huội Quảng vận hành, sản xuất điện an toàn

    Kinh tế -
    Nhà máy Thủy điện Huội Quảng, xã Chiềng Lao, là một trong 3 công trình thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh, gồm 2 tổ máy, tổng công suất 520MW, do Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát (thuộc tỉnh Lai Châu) quản lý. Những năm qua, Công ty chú trọng vận hành nhà máy ổn định, đảm bảo cung cấp điện năng cho lưới điện quốc gia, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.
  • 'Thay đổi tư duy từ quản lý sang phục vụ

    Thay đổi tư duy từ quản lý sang phục vụ

    Cải cách hành chính -
    Sau 3 tuần chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn xã Vân Hồ đã mang lại những chuyển biến tích cực, nhất là tư duy hoạt động từ quản lý sang phục vụ, đổi mới trong cải cách hành chính, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
  • 'Xây dựng nền hành chính hiện đại

    Xây dựng nền hành chính hiện đại

    Cải cách hành chính -
    Tân Phong là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba xã: Bắc Phong, Tân Phong và Nam Phong. Ngay khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo mô hình mới, Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Tân Phong đã vận hành thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến giải quyết các thủ tục hành chính.
  • 'Hướng tới xã hội học tập

    Hướng tới xã hội học tập

    Khoa Giáo -
    Hướng tới xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong nhân dân, các cấp hội khuyến học trong tỉnh đã tập trung triển khai hiệu quả các mô hình học tập gia đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở

    Chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở

    Sức khỏe -
    Cùng với việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, Trung tâm Y tế khu vực Sơn La không ngừng đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, chú trọng cải tiến quy trình thủ tục khám, chữa bệnh, giúp nhân dân được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
  • 'Mang lại cuộc sống bình yên nơi biên giới

    Mang lại cuộc sống bình yên nơi biên giới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, Công an xã Chiềng Sơn bám sát địa bàn, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
  • 'Ứng phó với biến động giá xăng, dầu

    Ứng phó với biến động giá xăng, dầu

    Xã hội -
    Từ đầu năm đến nay, giá xăng, dầu biến động lên, xuống nhiều lần. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La, giá xăng RON95-V là 20.850 đồng/lít, xăng RON95-III là 20.490 đồng/lít, dầu Diesel 0,001S-V là 19.430 đồng/lít. So với thời điểm đầu năm, giá các mặt hàng xăng, dầu đều tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các đơn vị vận tải.
  • 'Giữ vững danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh

    Giữ vững danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Chi bộ Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Nam Thành trực thuộc Đảng ủy phường Tô Hiệu, có 18 đảng viên, sinh hoạt tại tổ đảng Văn phòng Công ty và tổ đảng Trường Mầm non Ngôi Sao Sơn La. Trong những năm qua, Chi bộ đã tập trung lãnh đạo đơn vị nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động và tích cực tham gia an sinh xã hội...