Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương về hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm qua, tỉnh ta đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn, góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.

                                 

Người dân xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên thu hái chè shan tuyết cổ thụ.

           

Trong giai đoạn 2016-2020, Sơn La đã tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách lớn đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, như: Chương trình 135; chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a; Quyết định số 102 về hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn; chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2017-2020; Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các DTTS ít người giai đoạn 2016-2025; Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bình đẳng giới...

           

Kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN được cải thiện rõ rệt; kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường; cơ cấu kinh tế chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện; bản sắc văn hóa truyền thống được giữ gìn, phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, kiện toàn; khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố, đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 

           

Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào DTTS mới đạt 19,6 triệu đồng/năm, bằng 75% thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo, nguy cơ tái nghèo còn cao. Kết cấu hạ tầng còn thiếu; sản xuất nông nghiệp còn manh mún; khả năng tiếp cận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của đồng bào các dân tộc còn hạn chế; một số tập quán, phong tục lạc hậu, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai... còn xảy ra.

           

Bữa ăn của học sinh Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Phù Yên.

           

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 và Chương trình năm 2022 trên địa bàn tỉnh. Ông Đinh Trung Dũng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Mục tiêu của chương trình nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng, lợi thế, đổi mới sáng tạo, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc; giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm số xã, bản có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư; xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS số có đủ về cơ cấu, phẩm chất, năng lực, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; bảo đảm quốc phòng - an ninh; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; củng cố, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

           

Từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, vốn vay và một số nguồn vốn khác thực hiện 10 dự án thành phần thuộc chương trình giai đoạn 2021-2025, tỉnh ta phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người DTTS trên địa bàn tỉnh tăng 2 lần so với năm 2020. Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo 4 - 5%/năm; hết năm 2025, có ít nhất 1 huyện được đưa ra khỏi danh sách huyện nghèo; mỗi năm giảm 4 - 5% hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn; 44% số xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới; 100% xã có đường ôtô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 85% số bản có đường giao thông từ xã đến trung tâm bản được cứng hóa; 100% số xã có trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 99% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới an toàn; 80% số hộ nông thôn được sử dụng nước sạch; 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 96,2% số người dân có thẻ bảo hiểm y tế. Giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn và giảm 52 bản đặc biệt khó khăn. 100% các trường học (nơi có học sinh bán trú) ở xã vùng đặc biệt khó khăn, biên giới có nhà ở, bếp ăn, công trình vệ sinh đáp ứng cơ bản nhu cầu ăn, ở cho học sinh ở các cấp học. 100% đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe...

           

Ông Mùa A Dê, Trưởng phòng Dân tộc huyện Phù Yên, thông tin: Bám sát kế hoạch của UBND tỉnh, chúng tôi đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, sớm triển khai các chương trình. Việc triển khai chương trình sẽ là động lực quan trọng góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS trên địa bàn.

           

Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, tin tưởng việc triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

    Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

    Kinh tế -
    Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, chú trọng mẫu mã, bao bì, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh ngày càng gia tăng giá trị, phát triển theo hướng bền vững.
  • 'Thủy điện Huội Quảng vận hành, sản xuất điện an toàn

    Thủy điện Huội Quảng vận hành, sản xuất điện an toàn

    Kinh tế -
    Nhà máy Thủy điện Huội Quảng, xã Chiềng Lao, là một trong 3 công trình thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh, gồm 2 tổ máy, tổng công suất 520MW, do Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát (thuộc tỉnh Lai Châu) quản lý. Những năm qua, Công ty chú trọng vận hành nhà máy ổn định, đảm bảo cung cấp điện năng cho lưới điện quốc gia, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.
  • 'Thay đổi tư duy từ quản lý sang phục vụ

    Thay đổi tư duy từ quản lý sang phục vụ

    Cải cách hành chính -
    Sau 3 tuần chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn xã Vân Hồ đã mang lại những chuyển biến tích cực, nhất là tư duy hoạt động từ quản lý sang phục vụ, đổi mới trong cải cách hành chính, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
  • 'Xây dựng nền hành chính hiện đại

    Xây dựng nền hành chính hiện đại

    Cải cách hành chính -
    Tân Phong là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba xã: Bắc Phong, Tân Phong và Nam Phong. Ngay khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo mô hình mới, Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Tân Phong đã vận hành thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến giải quyết các thủ tục hành chính.
  • 'Hướng tới xã hội học tập

    Hướng tới xã hội học tập

    Khoa Giáo -
    Hướng tới xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong nhân dân, các cấp hội khuyến học trong tỉnh đã tập trung triển khai hiệu quả các mô hình học tập gia đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở

    Chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở

    Sức khỏe -
    Cùng với việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, Trung tâm Y tế khu vực Sơn La không ngừng đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, chú trọng cải tiến quy trình thủ tục khám, chữa bệnh, giúp nhân dân được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
  • 'Mang lại cuộc sống bình yên nơi biên giới

    Mang lại cuộc sống bình yên nơi biên giới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, Công an xã Chiềng Sơn bám sát địa bàn, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
  • 'Ứng phó với biến động giá xăng, dầu

    Ứng phó với biến động giá xăng, dầu

    Xã hội -
    Từ đầu năm đến nay, giá xăng, dầu biến động lên, xuống nhiều lần. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La, giá xăng RON95-V là 20.850 đồng/lít, xăng RON95-III là 20.490 đồng/lít, dầu Diesel 0,001S-V là 19.430 đồng/lít. So với thời điểm đầu năm, giá các mặt hàng xăng, dầu đều tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các đơn vị vận tải.
  • 'Giữ vững danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh

    Giữ vững danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Chi bộ Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Nam Thành trực thuộc Đảng ủy phường Tô Hiệu, có 18 đảng viên, sinh hoạt tại tổ đảng Văn phòng Công ty và tổ đảng Trường Mầm non Ngôi Sao Sơn La. Trong những năm qua, Chi bộ đã tập trung lãnh đạo đơn vị nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động và tích cực tham gia an sinh xã hội...