Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Loại trừ, xóa bỏ bạo lực học đường

Ngày 5/9 vừa tới, cả xã hội hân hoan, tưng bừng chào đón năm học mới, hồ hởi phấn khởi hòa vào không khí Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường. Và, 5/9 cũng được chọn làm Ngày phòng chống bạo lực học đường, nhằm nhắc nhở, cảnh báo hãy cảnh giác, nói không với vấn nạn này, để con cháu chúng ta thực sự được mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Vuốt vuốt mái tóc bạc, ông trung niên nêu vấn đề:

- Bạo lực học đường là những hành vi không phù hợp chuẩn mực đạo đức, trái với luân thường đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bất chấp đạo lý, thô bạo, xúc phạm và gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác trong phạm vi trường học, biểu hiện dưới rất nhiều dạng thức: Mâu thuẫn, xích mích cá nhân, ganh ghét, đố kỵ, hiểu lầm trong đời sống sinh hoạt; đánh nhau giữa các em học sinh; các hình phạt thể chất trong nhà trường; các dạng bắt nạt bạn học, lạm dụng thân thể, lạm dụng lời nói; ẩu đả, bắt ép về tài chính; mang vũ khí, hung khí đến trường; bạo lực tình dục... do tính chất phức tạp, khó lường, bạo lực học đường thực sự là nỗi lo lắng, ám ảnh đối với toàn xã hội chứ không chỉ riêng học sinh, sinh viên. 

Tham gia câu chuyện, bác da ngăm ngăm bình luận: 

- Ai cũng hiểu, trong môi trường giáo dục ở nhà trường, thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương về hành vi, đạo đức, lối sống thuần chất, sư phạm; họ phải là những người hết sức ý thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ “trồng người”, quan tâm dạy chữ song hành với dạy người; phải thực sự là người cha, người mẹ thứ hai, luôn sát sao, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, là “địa chỉ tin cậy” để các em học sinh có thể chia sẻ những khúc mắc, giải tỏa những âu lo đầu đời. Về một khía cạnh nào đó, để xảy ra bạo lực trong trường học lỗi phần nhiều thuộc về người lớn, không chỉ trách nhiệm của nhà trường mà còn là vai trò giáo dục của gia đình và các mối quan hệ xã hội. Không ít gia đình, lớp học, tổ chức xã hội mới chỉ chú trọng đến điểm số, vị trí xếp loại, kết quả học tập của con cháu mà xem nhẹ dạy dỗ luân thường đạo lý, cách đối nhân xử thế, hướng dẫn, tư vấn cách sống, kỹ năng sống...

Rất thực tế, anh chàng nhỏ thó gay gắt:

- Cũng phải thừa nhận, chúng ta cũng quá ít đề cập đến ngăn chặn bạo lực học đường ngay từ đời sống nội tâm; chỉ quan tâm truyền thụ kiến thức văn hóa mà lãng quên nhiệm vụ giáo dục “tiên học lễ, hậu học văn”. Từ thiếu ý thức, xem thường pháp luật, tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận người dân trong xã hội, rồi mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động cực kỳ mạnh tới tâm lý, tình cảm, cuốn không ít cháu vào lối sống thực dụng, thiếu lành mạnh, lệch chuẩn tràn ngập trên mạng internet, game online, phim ảnh... Một thực tế nữa là các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; phương pháp phòng chống bạo lực học đường cùng nhiều chính sách khác liên quan chưa thực sự được quán triệt sâu sắc ở địa phương, nhà trường và từng giáo viên; công tác kiểm tra, giám sát còn hời hợt, xem nhẹ, sợ khuyết điểm, sợ mất thành tích... 

Khẽ thở dài, giọng ông trung niên trở nên dứt khoát:

- Ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt bạo lực học đường cần sự chung tay của toàn xã hội, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội trong nỗ lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện cả trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Giáo dục phải bảo đảm tính toàn diện, thiết thực, hiện đại và hệ thống; coi trọng giáo dục văn hóa, kiến thức đi liền giáo dục ý thức công dân, chỉ có như thế, các em học sinh mới thực sự phát triển hài hòa cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức, lối sống, hoài bão và tư duy phù hợp văn hóa truyền thống, nhưng vẫn hiện đại, tân tiến. Không được phép buông lơi con cháu ở lứa tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, non nớt kỹ năng sống, dễ bị kích thích từ những tác động xấu thế giới bên ngoài, thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm, dẫn đến sai lệch nhận thức và hành động. Để xóa bỏ, triệt tiêu vấn nạn bạo lực học đường, cần có quyết tâm cao độ của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội chứ không chỉ riêng ngành giáo dục.

Quang Thành - Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

    Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

    Kinh tế -
    Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, chú trọng mẫu mã, bao bì, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh ngày càng gia tăng giá trị, phát triển theo hướng bền vững.
  • 'Thủy điện Huội Quảng vận hành, sản xuất điện an toàn

    Thủy điện Huội Quảng vận hành, sản xuất điện an toàn

    Kinh tế -
    Nhà máy Thủy điện Huội Quảng, xã Chiềng Lao, là một trong 3 công trình thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh, gồm 2 tổ máy, tổng công suất 520MW, do Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát (thuộc tỉnh Lai Châu) quản lý. Những năm qua, Công ty chú trọng vận hành nhà máy ổn định, đảm bảo cung cấp điện năng cho lưới điện quốc gia, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.
  • 'Thay đổi tư duy từ quản lý sang phục vụ

    Thay đổi tư duy từ quản lý sang phục vụ

    Cải cách hành chính -
    Sau 3 tuần chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn xã Vân Hồ đã mang lại những chuyển biến tích cực, nhất là tư duy hoạt động từ quản lý sang phục vụ, đổi mới trong cải cách hành chính, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
  • 'Xây dựng nền hành chính hiện đại

    Xây dựng nền hành chính hiện đại

    Cải cách hành chính -
    Tân Phong là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba xã: Bắc Phong, Tân Phong và Nam Phong. Ngay khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo mô hình mới, Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Tân Phong đã vận hành thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến giải quyết các thủ tục hành chính.
  • 'Hướng tới xã hội học tập

    Hướng tới xã hội học tập

    Khoa Giáo -
    Hướng tới xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong nhân dân, các cấp hội khuyến học trong tỉnh đã tập trung triển khai hiệu quả các mô hình học tập gia đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở

    Chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở

    Sức khỏe -
    Cùng với việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, Trung tâm Y tế khu vực Sơn La không ngừng đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, chú trọng cải tiến quy trình thủ tục khám, chữa bệnh, giúp nhân dân được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
  • 'Mang lại cuộc sống bình yên nơi biên giới

    Mang lại cuộc sống bình yên nơi biên giới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, Công an xã Chiềng Sơn bám sát địa bàn, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
  • 'Ứng phó với biến động giá xăng, dầu

    Ứng phó với biến động giá xăng, dầu

    Xã hội -
    Từ đầu năm đến nay, giá xăng, dầu biến động lên, xuống nhiều lần. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La, giá xăng RON95-V là 20.850 đồng/lít, xăng RON95-III là 20.490 đồng/lít, dầu Diesel 0,001S-V là 19.430 đồng/lít. So với thời điểm đầu năm, giá các mặt hàng xăng, dầu đều tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các đơn vị vận tải.
  • 'Giữ vững danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh

    Giữ vững danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Chi bộ Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Nam Thành trực thuộc Đảng ủy phường Tô Hiệu, có 18 đảng viên, sinh hoạt tại tổ đảng Văn phòng Công ty và tổ đảng Trường Mầm non Ngôi Sao Sơn La. Trong những năm qua, Chi bộ đã tập trung lãnh đạo đơn vị nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động và tích cực tham gia an sinh xã hội...