Hiện thực hóa pháp luật trong đời sống

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, các bác ngõ nhà tôi liền ngồi lại với nhau đàm luận những hoạt động cần thiết để duy trì và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân; hệ thống pháp luật đó vừa là công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, phục vụ phát triển quốc kế dân sinh.

Giữ vai trò là người cầm trịch, ông trung niên khá sôi nổi:

- “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đã trở thành phương châm hành động của mọi tổ chức, cá nhân, địa phương, đơn vị, từ Trung ương tới địa phương, từ tỉnh đến cơ sở. Pháp luật là môi trường định hướng mọi quan hệ, giao dịch, hành xử, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, quan hệ đối ngoại; hỗ trợ, tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước và của xã hội. Ngày Pháp luật có ý nghĩa đề cao giá trị pháp luật của Nhà nước pháp quyền, nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội; tuyên truyền, vận động, khuyến khích mọi công dân, tổ chức chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Đã có chủ đích, bác da ngăm ngăm bình luận ngay khi chủ tọa dừng lời:

- Ngày Pháp luật thêm một lần tôn vinh Hiến pháp, pháp luật; giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật của mọi công dân; nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội. Đương nhiên, tất cả 365 ngày trong năm thì ngày nào cũng phải là ngày pháp luật. Chú trọng công tác phổ biến giáo dục pháp luật gắn với các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện nghiêm chỉnh hương ước, quy ước thôn, bản, tổ dân phố đã xây dựng, góp phần phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, thực hiện nếp sống văn minh, duy trì an ninh trật tự cơ sở, phòng chống tệ nạn xã hội, giải quyết các tranh chấp ngay từ cơ sở, không để xảy ra điểm nóng, bức xúc...

Anh chàng nhỏ thó cũng nêu nhận định riêng khi tham gia câu chuyện:

- Các bác nói đều không sai! Song, đưa pháp luật vào thực tiễn còn rất nhiều khó khăn, nhất là những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Thế nên, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần được tổ chức bằng nhiều hình thức sinh động, đa dạng, phong phú, sát thực tế, lồng ghép trong các cuộc họp bản, tổ dân phố, trên hệ thống loa truyền thanh, băng đĩa, thi tìm hiểu, tư vấn pháp luật, biểu diễn văn nghệ... mà hình thức sân khấu hóa sẽ rất hiệu quả bởi dễ tiếp thu, dễ hiểu, dễ làm theo, sát từng lĩnh vực: Hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo hành phụ nữ và trẻ em gái, tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, các quy định về cư trú, phòng chống di dịch cư tự do... Đồng thời, duy trì hoạt động các CLB tư vấn pháp luật mà thành viên là cán bộ tư pháp, văn hóa xã, các đội công tác cơ sở của lực lượng vũ trang, các tổ hòa giải, tổ nhân dân tự quản; đầu tư xây dựng ngăn sách, tủ sách, túi sách pháp luật...

Dù đã hoàn toàn vừa ý, ông trung niên vẫn nhấn thêm:

- Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội cần xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Muốn vậy, cần nắm chắc tình hình địa bàn, tuyên truyền kiến thức pháp luật phù hợp, bằng nhiều hình thức, sát thực tế từng địa phương, từng đối tượng, như các chương trình văn nghệ, phim ảnh, phóng sự, phát tờ rơi, kẻ vẽ pa-nô, áp-phích, thi tuyên truyền miệng, thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt CLB, giải đáp những tình huống pháp luật phát sinh từ thực tế cuộc sống; biên soạn tài liệu pháp luật, sách hướng dẫn nghiệp vụ, sách chuyên đề pháp luật, sách bỏ túi, bản tin pháp luật. Đồng thời, sử dụng nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp xu thế truyền thông hiện đại, công nghệ số... hướng mọi tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; nhắc nhở mọi công dân tôn trọng, nghiêm chỉnh, tự giác “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Tuân thủ pháp luật là thước đo nền văn minh xã hội đấy các chú ạ!

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tân Xuân đa dạng sản phẩm măng tre

    Tân Xuân đa dạng sản phẩm măng tre

    Kinh tế -
    Khai thác vùng nguyên liệu tre rộng hơn 2.000 ha, HTX Tân Xuân Nông nghiệp 269 Tân Xuân, tại bản Bướt, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ đã nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo từ cây tre, xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên.
  • 'Chăm lo lợi ích cho đoàn viên

    Chăm lo lợi ích cho đoàn viên

    Xã hội -
    Chú trọng chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, Công đoàn Công ty cổ phần Phân bón Sông Lam Tây Bắc đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp người lao động yên tâm làm việc, đồng hành với doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
  • 'Khơi dậy tiềm năng, trí tuệ người lao động

    Khơi dậy tiềm năng, trí tuệ người lao động

    Xã hội -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động thị xã Mộc Châu tích cực tham gia phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải thiện môi trường làm việc, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh chuyển đổi số.
  • 'Phong trào thi đua lao động sáng tạo

    Phong trào thi đua lao động sáng tạo

    Xã hội -
    Trong bối cảnh chuyển đổi sâu rộng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, giai cấp công nhân và người lao động tỉnh Sơn La đang ngày càng khẳng định vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu, đồng thời là một bộ phận chính trị - xã hội to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển bền vững của địa phương.
  • 'Đặc sắc ẩm thực dân tộc

    Đặc sắc ẩm thực dân tộc

    Du lịch -
    Cùng với các yếu tố thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nét văn hóa độc đáo, thì sự đa dạng về ẩm thực của các dân tộc với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc, đã làm tăng sức hấp dẫn, mời gọi du khách tìm về khám phá và trải nghiệm vùng đất Sơn La.
  • 'Xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Sơn La vững mạnh

    Xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Sơn La vững mạnh

    Xã hội -
    Quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, những năm qua, tổ chức công đoàn tỉnh Sơn La không ngừng được củng cố, phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền, của đoàn viên và người lao động trong tỉnh.
  • 'Phát triển bền vững du lịch Tà Xùa

    Phát triển bền vững du lịch Tà Xùa

    Du lịch -
    Cách thành phố Sơn La hơn 100 km, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, sở hữu nhiều lợi thế phát triển du lịch. Miền “mây trời quyện với núi non” này là điểm đến lý tưởng, thu hút đông đảo du khách thích săn mây và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ. Tà Xùa đang tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch phát triển bền vững.
  • 'Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

    Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

    Xây dựng Đảng -
    Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp, nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra 19 chỉ tiêu, với 49 tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng. Những năm qua, Đảng bộ xã đã phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, nhất là người đứng đầu, tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và các tổ chức hội, đoàn thể, chăm lo đời sống của nhân dân.