Gieo “hạt vàng” trên lưng chừng núi

Những thửa ruộng bậc thang nơi Xím Vàng (Bắc Yên) đón cơn mưa đầu mùa đong đầy nước, vẽ lên bức tranh vùng cao với gam màu tươi sáng, sóng ruộng uốn lượn lưng núi, sườn đồi, loang loáng như gương dưới ánh nắng mặt trời. Xa xa, người nông dân cần cù, chịu khó, tay cấy, tay cày, gửi niềm tin vào đất thêm mùa vàng ấm no.

Những ngày tháng 6, dọc tuyến tỉnh lộ 112 từ bản Sồng Chống đến bản Háng Chơ, âm thanh của tiếng máy cày, cùng tiếng cười, tiếng nói của người dân rộn ràng trên các thửa ruộng bậc thang. Nhiều gia đình huy động tối đa nhân lực xuống đồng cày, bừa, gieo mạ để kịp sản xuất lúa mùa sớm. Gia đình ông Thào A Lẩu, bản Sồng Chống, vụ này gieo cấy gần 3 ha lúa ruộng bậc thang, nhân lực ít nên gia đình ông đã làm đất, gieo mạ từ rất sớm. Ông Lẩu chia sẻ: Với diện tích ruộng này, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu trên 150 bao thóc. Năm nay, gia đình nhờ thêm anh em họ hàng tập trung làm đất, đắp bờ, hiện gia đình tôi đã cấy xong toàn bộ diện tích.

           

Nông dân bản Xím Vàng, xã Xím Vàng (Bắc Yên) gieo cấy lúa mùa.

           

Tại bản Xím Vàng, anh Sộng A Mang đang sử dụng chiếc máy cày làm đất, anh nói: Những năm gần đây, nhờ được cán bộ xã tuyên truyền, vận động, nên gia đình tôi đã đưa những giống lúa chất lượng cao vào gieo cấy, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa. Vụ năm nay, với 1 ha lúa mùa, gia đình tôi cấy giống lúa Nhị ưu 838 và giống lúa Bắc Giang, phấn đấu đến cuối tháng 6 sẽ hoàn thành việc gieo cấy.

           

Theo kế hoạch, vụ mùa năm nay, xã Xím Vàng phấn đấu gieo cấy hơn 300 ha lúa ruộng bậc thang, chủ yếu là các loại giống lúa lai Nhị ưu 838, Nghi hương 2308, 305,... Để đảm bảo tiến độ sản xuất đúng khung thời vụ, ngay từ tháng 3, xã đã chỉ đạo các bản tuyên truyền, vận động bà con nạo vét, sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến kênh mương thủy lợi; tiến hành gieo mạ, làm đất, chờ đến khi mạ đủ tuổi huy động nhân lực ra đồng cấy lúa. Đồng thời, đưa cơ giới hóa, sử dụng các loại máy móc  đa năng, phù hợp với điều kiện địa hình vùng núi, nhằm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả lao động. Để hạn chế sâu bệnh hại, không làm ảnh hưởng đến năng suất lúa, trong vụ mùa này, xã cử cán bộ về các bản hướng dẫn bà con sử dụng các loại giống lúa lai có khả năng kháng bệnh tốt.

           

Ông Giàng A Nênh, Chủ tịch UBND xã Xím Vàng, cho biết: So với các năm trước, vụ mùa năm nay gieo cấy muộn hơn, do thời tiết nắng nóng kéo dài, ít mưa. Đến thời điểm này, xã Xím Vàng đã gieo cấy lúa mùa đạt trên 70% diện tích. Để đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa, xã đang vận động nông dân trên địa bàn khẩn trương làm đất và huy động nhân lực ra đồng gieo cấy lúa. Với quyết tâm cao, toàn xã phấn đấu đến cuối tháng 6 sẽ hoàn thành gieo cấy toàn bộ diện tích lúa mùa. Sau đó, tiếp tục vận động bà con thường xuyên thăm đồng, khơi thông dòng chảy, kênh mương, điều tiết nguồn nước hợp lý để diện tích mạ và lúa đã cấy không bị ngập úng khi mưa to.

           

Thành công bao đời của nhân dân Xím Vàng nói riêng, đồng bào vùng cao Bắc Yên nói chung, tuy không có ruộng bằng nhưng các thế hệ trao truyền cho nhau kinh nghiệm khai thác đất trên lưng núi, sườn đồi để làm lúa ruộng. Những lão nông chi điền luôn ước mong mưa thuận, gió hòa, chắt chiu công sức, gửi mồ hôi vào đất cho mùa vàng bội thu.

A Mua
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Kế hoạch số 140/KH-UBND

    Kế hoạch số 140/KH-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 28/5/2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 140/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND ngày 29/4/2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Phóng sự -
    Giữa mênh mông biển cả, nơi những cơn sóng bạc đầu cuồn cuộn đêm ngày, quần đảo Trường Sa kiêu hãnh vươn mình như một biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước và ý chí dân tộc Việt Nam. Nơi đây, từng hạt cát, mỗi nhành cây, ngọn cỏ đều thấm đẫm bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người con đất Việt.
  • 'Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng, huyện Mường La khuyến khích các hộ đầu tư homestay, cải tạo cảnh quan với quy mô 3 khách sạn, 31 nhà nghỉ, homestay, 2 điểm du lịch cộng đồng; tạo việc làm trên 100 lao động trực tiếp, hơn 300 lao động gián tiếp. Từ đầu năm đến nay, huyện đón gần 140.000 lượt khách, trong đó, 700 khách quốc tế, tổng doanh thu ước đạt 48,8 tỷ đồng.
  • 'Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới hoạt động, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sông Mã đã chủ động liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản để nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm, tăng thu nhập cho các thành viên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Trên địa bàn huyện Sông Mã và Sốp Cộp có 205 doanh nghiệp, HTX nhỏ và siêu nhỏ; có 7 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ; 1785 hộ kinh doanh cá thể. Trong những năm qua, Đội Thuế liên huyện Sông Mã - Sốp Cộp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, luôn hoàn thành mục tiêu thu ngân sách trên địa bàn về đích sớm, vượt chỉ tiêu giao và là một trong những đơn vị được Chi cục Trưởng Chi cục Thuế khu vực IX tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025.
  • 'Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Xã hội -
    Huyện đoàn Thuận Châu có 29 cơ sở đoàn, 526 chi đoàn, với hơn 7.000 đoàn viên. Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, Huyện đoàn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật và kết nối nguồn lực, giúp đoàn viên thanh niên xây dựng các mô hình kinh tế, mang lại thu nhập ổn định.