Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Đổi thay ở bản Chiến

Những năm qua, nhân dân bản Chiến, xã Chiềng San (Mường La) đã tích cực thay đổi tập quán canh tác, đưa giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, phát triển cây vụ đông; nhờ vậy, đời sống của người dân trong bản từng bước được nâng lên.

 

Người dân bản Chiến, xã Chiềng San (Mường La) kinh doanh hàng tạp hóa.

 

Bản Chiến hiện có 240 hộ, 100% là đồng bào dân tộc Thái. Hàng năm, người dân được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, các công ty giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tổ chức... nên đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc, cải tạo vườn cây ăn quả, kỹ thuật chiết, ghép, phòng trừ sâu bệnh... Thực hiện chủ trương của tỉnh về chuyển đổi cây trồng trên đất dốc, các hộ dân trong bản đã chuyển đổi 38 ha đất trồng ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng xoài, nhãn ghép, chuối xuất khẩu. Hiện, bản duy trì trồng hơn 45 ha trồng ngô lai, sắn cao sản; gần 16 ha ruộng lúa 2 vụ, sản lượng đạt hơn 200 tấn/năm; trồng 8 ha ruộng trồng cây vụ đông, với các loại cây trồng chủ yếu là: Ngô nếp, hành, tỏi tía, bắp cải... sản lượng đạt 40 tấn/vụ. Nhân dân còn trồng 18 ha chuối, sản lượng đạt trên 280 tấn quả/năm, thu nhập trung bình từ 80 - 120 triệu đồng/ha/năm. Bà con còn mở rộng quy mô chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng; chăn nuôi gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa. Bản có hơn 340 con trâu, bò; gần 500 con lợn; trên 3.500 con gia cầm..., mỗi năm xuất bán từ 120 - 150 con trâu, bò giống; 1.000 - 1.200 con lợn thịt, 13 -14 tấn gia cầm thương phẩm.

Anh Lường Văn Hao, Trưởng bản Chiến, cho biết: Năm 2019, thu nhập bình quân ở bản chỉ đạt 14 triệu đồng/người/năm, nay đã tăng lên 23 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 14,5%. Nhiều hộ có thu nhập từ 130 - 190 triệu đồng/năm, như hộ các ông: Lường Văn Lánh, Lèo Văn Quý, Lèo Văn Mẳn... Nhà nào trong bản cũng mua được xe máy, tivi; một số hộ khá giả còn mua ô tô để chở hàng hóa, nông sản, vật liệu xây dựng...

Gia đình anh Lường Văn Lánh, một trong những hộ đầu tiên trong bản chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Anh Lánh chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi chỉ trồng 1 vụ ngô, 2 vụ lúa, chỉ đủ ăn. Năm 2017, được tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, gia đình tôi đã vay 50 triệu đồng đầu tư nuôi trâu, bò sinh sản, nuôi gà, vịt, duy trì 1,3 ha nương ngô trồng giống mới. Mỗi năm gia đình tôi xuất bán từ 5 - 6 con trâu, bò giống; 500 - 600 kg gà, vịt thương phẩm; gần 10 tấn ngô, tổng thu nhập hơn 180 triệu đồng/năm.

Từ năm 2017 đến nay, được Nhà nước hỗ trợ hơn 250 tấn xi măng, Ban Quản lý bản Chiến đã họp, bàn với nhân dân thống nhất làm đường bê tông vào bản, với mức đóng góp là 500 nghìn đồng/hộ và ngày công lao động để đổ bê tông gần 3 km đường nội bản. Tuyến đường hoàn thành và đưa vào sử dụng đã góp phần giúp nhân dân vận chuyển nông sản hàng hóa thuận lợi hơn. Đầu năm 2021, bản đã tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp kinh phí và ngày công lao động để xây dựng 35 cột đèn đường chiếu sáng, trị giá 1,2 triệu đồng/cột, góp phần giúp người dân đi lại thuận tiện hơn vào buổi tối.

Những đổi thay về nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất, kinh doanh, tin rằng, bản Chiến ngày càng phát triển, đời sống nhân dân trong bản ngày càng khấm khá hơn.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thương lái vào tận vườn thu mua quả

    Thương lái vào tận vườn thu mua quả

    Kinh tế -
    Với trên 1.600 ha cây ăn quả các loại, sản lượng đạt hơn 20.000 tấn/năm, xã Chiềng Mung là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, nông dân trong xã đang tập trung chăm sóc nhãn, thanh long, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp

    Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp

    Thời sự - Chính trị -
    Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, quá trình triển khai mô hình chính quyền 2 cấp bước đầu sẽ có một số khó khăn, vướng mắc nhưng các địa phương cần tập trung tạo đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số, đẩy mạnh kết nối dữ liệu, bảo đảm người dân có thể tiếp cận dịch vụ công nhanh chóng, minh bạch, thuận lợi.
  • 'Tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp”

    Tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp”

    Nông nghiệp -
    Trong 3 ngày (14-16/7), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp” cho cán bộ khuyến nông tỉnh, cán bộ kỹ thuật Trạm Kỹ thuật nông nghiệp khu vực trên địa bàn tỉnh; thành viên HTX và nông dân xã Mường Bú, xã Mai Sơn.
  • 'Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Thời sự - Chính trị -
    Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.
  • 'Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Sau sắp xếp tổ chức theo mô hình mới, Liên đoàn Lao động tỉnh quản lý 184 công đoàn cơ sở, gồm 45 đơn vị khối sự nghiệp và 139 đơn vị khối doanh nghiệp, hợp tác xã, nghiệp đoàn, với 12.486 đoàn viên, người lao động. Hướng về cơ sở, lấy người lao động làm trung tâm, đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên.
  • 'Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Văn hóa - Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có 4 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cơ đốc giáo, với 37.485 tín đồ. Có 5 tổ chức tôn giáo được chấp thuận thành lập và 40 điểm nhóm đạo được cấp phép sinh hoạt tập trung. Chú trọng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để đồng bào tôn giáo thực hành tín ngưỡng theo pháp luật, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
  • 'Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Nông thôn mới -
    Với sự hỗ trợ của Nhà nước, chung tay góp sức của các doanh nghiệp, đơn vị, nhà hảo tâm và đóng góp của nhân dân, những tuyến đường liên bản, nội bản, ngõ, xóm ở xã biên giới Chiềng Sơn được thắp sáng ánh điện khi màn đêm buông xuống, giúp bà con đi lại thuận tiện hơn, đảm bảo an ninh trật tự.
  • 'Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nông thôn mới -
    Đoàn xã Phiêng Pằn thành lập trên cơ sở sáp nhập các đoàn xã Phiêng Pằn, Nà Ớt, Chiềng Lương, có 743 đoàn viên, sinh hoạt tại 53 chi đoàn. Với tinh thần xung kích, tình nguyện và trách nhiệm vì cộng đồng, các đoàn viên thanh niên đã tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.