Sôi động vũ điệu xòe Thái

Lễ hội Hoa ban năm nay, phần thi trình diễn xòe Thái trở thành điểm nhấn đặc biệt. Hàng trăm diễn viên của 12 đội thi đến từ các xã, phường của thành phố đã mang đến những màn biểu diễn đầy sắc màu, đậm đà bản sắc văn hóa và thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng.

Giọng nữ

Đông đảo nhân dân và du khách đến xem, cổ vũ phần thi trình diễn xòe Thái.
Phần thi trình diễn xòe Thái tại Quảng trường Tây Bắc. 

Xòe Thái - một loại hình nghệ thuật múa dân gian đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Không ai biết rõ nghệ thuật múa Xòe có từ bao giờ, chỉ biết từ xa xưa, người Thái đã có câu: Không xòe không vui, không xòe cây lúa không trổ bông, không xòe cây ngô không ra bắp, không xòe trai gái không thành đôi". Vì thế mà chẳng cuộc vui, ngày hội nào của người Thái vắng bóng những điệu xòe, dù là ngày vui nhỏ của mỗi gia đình hay những ngày lễ lớn của bản làng, địa phương.

Lực lượng quân đội tham gia phần thi trình diễn xòe Thái của phường Quyết Thắng. 

Trải qua chiều dài lịch sử, từ các điệu xòe cổ, các nghệ nhân dân gian xây dựng được tới 32 điệu xòe mang bóng dáng các sinh hoạt thường ngày, như: “Xe cúp” - múa nón,  “Xe tẳng chai” - múa chai, “Xe kếp phắc” - hái rau, “Xe cáp” - múa sạp... thực tế cuộc sống và những ước mơ, khát vọng về cuộc sống thanh bình, ấm no hạnh phúc đã được diễn tả sinh động và tinh tế trong từng điệu xòe. 

Những bông hoa ban tạo điểm nhấn cho phần thi. 
Các cháu thiếu nhi tham gia thi múa xòe.

Trải qua bao thế hệ, điệu xòe vẫn được gìn giữ và phát triển, điệu xòe không chỉ xuất hiện trong những dịp lễ hội truyền thống, xòe còn được biểu diễn trong các sự kiện văn hóa lớn, các chương trình giao lưu, quảng bá du lịch của địa phương. Nghệ thuật xòe Thái được thành phố Sơn La chú trọng giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị. Trên nền 6 điệu xòe cổ truyền thống, gồm: “Khắm khăn mời lẩu”(nâng khăn mời rượu); điệu “Phá xí” (bổ bốn); điệu “đổn hôn” (tiến lùi); điệu “Nhôm khăn” (tung khăn); điệu “Ỏm lọm tốp mứ” (vòng tròn vỗ tay) và điệu “khắm khen” (tức là nắm tay), các đội thi sẽ thực hiện điệu xòe sáng tạo.

Đông đảo nhân dân tới xem và cổ vũ phần thi trình diễn xòe Thái. 

Phần thi xòe năm nay, 12 xã phường đã mang đến những bài xòe công phu, đậm chất truyền thống nhưng không kém phần sáng tạo. Mỗi tiết mục là một câu chuyện được kể bằng tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng nhạc rộn rã, chuyển động của những đôi tay mềm mại, nhịp chân khoan thai và nụ cười rạng rỡ, bộ trang phục dân tộc rực rỡ sắc màu của những người nghệ sĩ dân gian, diễn viên quần chúng. 

Chiếc khăn Piêu, hoa ban được sử dụng làm đạo cụ chính cho phần trình diễn xòe. 

Điểm đặc biệt là phần thi năm nay, ngoài việc chấm điểm 6 điệu xòe cổ có sáng tạo theo quy định, nghệ thuật biểu diễn, trang phục, hóa trang đẹp, phù hợp. Ban tổ chức sẽ chấm điểm cao cho các đội biểu diễn xòe có sự kết hợp giữa nhiều thế hệ, lực lượng, như: Bộ đội, cán bộ công chức, giáo viên, học sinh, thậm chí cả các cụ già đều góp mặt trong những vòng xòe rộn ràng, qua đó thể hiện được tinh thần gắn kết cộng đồng, tình quân dân gắn bó, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ tìm hiểu, gìn giữ, đưa xòe Thái trở thành một nét văn hóa chung của mọi tầng lớp trong xã hội.

Các cô gái Thái duyên dáng trình diễn phần thi Xòe Thái. 

Ông Đèo Văn Phong, Chủ tịch UBND phường Quyết Thắng, chia sẻ: Sau hơn nửa tháng, hơn 80 thành viên gồm các diễn viên quần chúng từ đội văn nghệ bản, các trường học, lực lượng quân đội đóng trên địa bàn đã nỗ lực tập luyện, cố gắng kết hợp giữa xòe truyền thống và những sáng tạo mới. Năm nay, chúng tôi đã sử dụng hoa và cánh hoa ban để tạo thêm điểm nhấn cho điệu xòe. Cuộc thi cũng là dịp để các xã, phường giao lưu, học hỏi và phát huy sự sáng tạo trong bảo tồn văn hóa dân tộc.

Hòa chung vào các hoạt động sôi nổi của Lễ hội Hoa ban, phần thi trình diễn xòe Thái năm nay được khán giả thích thú theo dõi bởi sự phong phú của các tiết mục, không ít du khách đã có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng những vòng xòe rực rỡ, cảm nhận không khí sôi động và hòa mình vào văn hóa độc đáo này.

Phần thi trình diễn xòe Thái phường Chiềng Lề. 

Chị Nguyễn Hằng Nga, du khách đến từ tỉnh Ninh Bình, chia sẻ: Tôi thật sự ấn tượng trước những hoạt động diễn ra tại Lễ hội Hoa ban thành phố Sơn La. Trước đây tôi chỉ biết đến xòe qua truyền hình, nhưng khi được xem trực tiếp, tôi thực sự rất ấn tượng. Những vòng xòe rộng lớn, âm nhạc vui tươi và bầu không khí náo nhiệt khiến tôi cảm nhận rõ sự gắn kết của cộng đồng nơi đây. Không khí hội thi rộn ràng, ai cũng háo hức tham gia. Đây là một cách rất hay để lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ông Trần Công Chính, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, cho biết: Phần thi trình diễn xòe Thái không chỉ là một sân chơi văn hóa mà còn là cơ hội để các thế hệ đồng bào dân tộc Thái thể hiện niềm tự hào và trách nhiệm gìn giữ bản sắc dân tộc. Những vòng xòe không chỉ kết nối những bàn tay mà còn kết nối tình cảm, tinh thần của cộng đồng. Các đội thi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự đầu tư và sáng tạo trong cách dàn dựng và trang phục, đạo cụ biểu diễn. Không chỉ giữ được hồn cốt của xòe Thái, các xã, phường còn có những cách thể hiện mới lạ, sáng tạo nhưng vẫn tôn vinh nét đẹp truyền thống.

Vòng xòe Thái kết nối tình cảm, kết nối cộng đồng. 

Thi trình diễn xòe Thái không chỉ là một sân chơi nghệ thuật mà còn là một lời khẳng định về sức sống mãnh liệt của văn hóa dân tộc. Những vòng xòe uyển chuyển, kết nối hàng trăm con người, như một biểu tượng của tình đoàn kết và sự gắn bó keo sơn trong đời sống cộng đồng người Thái ở Sơn La nói riêng và đồng bào vùng Tây Bắc nói chung. 

Nhóm PV
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phấn đấu ngày 19/5, khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La

    Phấn đấu ngày 19/5, khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 22/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng tuyến đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo, đánh giá tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị lễ khởi công dự án.
  • 'UBND tỉnh Sơn La tiếp đón và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam

    UBND tỉnh Sơn La tiếp đón và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 22/4, Đại sứ quán Australia do bà Naomi Cook, Tham tán Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc với tỉnh Sơn La về việc đánh giá Dự án Great 2 về “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại tỉnh Sơn La (GREAT 2 Sơn La).
  • 'Phù Yên: Đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ

    Phù Yên: Đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ

    Huyện Phù Yên -
    Sáng 22/4, huyện Phù Yên đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận và an táng hài cốt Liệt sĩ Triệu Văn Hìn tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện. Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh; đại diện UBND huyện Phù Yên cùng cấp uỷ, chính quyền thị trấn Quang Huy, xã Tân Lang, thân nhân gia đình liệt sĩ và đông đảo nhân dân.
  • 'Sơn La triển khai kế hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm 2025

    Sơn La triển khai kế hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm 2025

    Kinh tế -
    Ngày 22/4, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (Ban Chỉ đạo 598) đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo, triển khai kế hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm 2025.
  • 'Đất nước trọn niềm vui

    Đất nước trọn niềm vui

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 22/4, Trường Tiểu học Ngọc Linh, Thành phố, tổ chức Sinh hoạt dưới cờ với chủ đề "Đất nước trọng niềm vui", chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dự buổi sinh hoạt có các thầy, cô giáo và các em học sinh của Trường Tiểu học Ngọc Linh và Trường Mầm non Quyết Thắng (Thành phố).
  • 'Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai chủ động xây dựng giải pháp chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  • '“Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    “Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Hiện nay, huyện Bắc Yên có 21 báo cáo viên cấp huyện, 324 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tại cơ sở, hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
  • 'Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Nông thôn mới -
    Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành hành động, được hội viên phụ nữ xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tích cực hưởng ứng, với những mô hình, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả.