Nghề dệt thổ cẩm Lào ở Mường Và

Nhiều năm qua, phụ nữ dân tộc Lào ở xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, duy trì, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm, thêu, may trang phục truyền thống, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc.

Truyền dạy nghề dệt vải truyền thống của đồng bào dân tộc Lào, bản Mường Và, xã Mường Và.

Ðến những bản có đồng bào dân tộc Lào sinh sống ở xã Mường Và, được chứng kiến các bà, các chị miệt mài bên khung cửi, dệt những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc, hoa văn độc đáo riêng có. Những tấm vải thổ cẩm đa dạng, phong phú về màu sắc, hoa văn, họa tiết đối xứng, phản ánh quan niệm về sự hòa hợp của cuộc sống, thiên nhiên, triết lý âm dương, ngũ hành, đời sống tâm linh… 

Bà Lường Thị Chiêng, bản Mường Và, cho biết: Nghề dệt thổ cẩm gắn bó với tôi hơn 40 năm nay. Từ nhỏ tôi được các bà, các mẹ chỉ cho cách dệt các mẫu đơn giản, từng bước thành thạo nghề. Theo truyền thống, trang phục của bà con dân tộc Lào được may bằng vải làm từ sợi bông, tơ tằm, sợi được nhuộm màu tự nhiên từ cây chàm, củ nâu, cây dương xỉ, củ nghệ vàng... với nhiều hoa văn, họa tiết. Để tạo được một tấm thổ cẩm đẹp, phải kỳ công, tỉ mỉ và sáng tạo của người thợ dệt.

Có được những tấm vải thổ cẩm Lào phải trải qua nhiều công đoạn, từ lên ý tưởng, họa tiết, hoa văn đến chọn sợi, nhuộm màu... tất cả được thực hiện chỉ bằng những công cụ kéo sợi, khung cửi dệt vải thô sơ bằng gỗ, tre. Đồng bào dân tộc Lào thường dệt hoặc thêu nhiều loại hoa văn lên vải thổ cẩm, dùng làm áo, váy, khăn cài chéo. Mỗi nét hoa văn thổ cẩm Lào là nét tinh hoa văn hóa dân gian được chọn lọc, gìn giữ và truyền lại qua nhiều đời, phổ biến nhất là hoa văn, họa tiết cách điệu hình con rồng hai đầu, con chim công hai đầu, con hổ, đôi rắn quấn vào nhau, cây cối, hình chùa tháp nhiều tầng, hình người cưỡi voi… Ngày nay, thế hệ trẻ trong bản đã phát triển thêm nhiều loại hoa văn, họa tiết thêu trên vải thổ cẩm, hoặc dệt tay, gồm các loại hoa lá, cây cỏ, muông thú trong tự nhiên, làm phong phú, đặc sắc hơn hình tượng trên nền vải dệt.

Bà  Lò Thị Bun Chăn (ngoài cùng bên phải), bản Mường Và, xã Mường Và, hướng dẫn con, cháu se sợi dệt vải truyền thống.

Là một trong những người trẻ được truyền nghề và thạo nghề dệt thổ cẩm ở bản Mường Và, chị Lò Thị Vân chia sẻ: Lúc nhỏ tôi đã được mẹ dạy cho nghề dệt thổ cẩm. Khi về nhà chồng, tôi được mẹ chồng truyền dạy thêm cách dệt các hoa văn mới, đẹp và khó hơn. Tôi luôn cố gắng học hỏi, xem đây là nghề truyền thống của gia đình. Thổ cẩm Lào dệt thủ công được nhiều người ưa chuộng, sản phẩm thổ cẩm của gia đình tôi được trưng bày và bán tại các cửa hàng lưu niệm ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.

Thực hiện dự án hỗ trợ khôi phục nghề truyền thống dân tộc thuộc Đề án “Phát triển mô hình du lịch nông thôn tại bản Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030”, xã Mường Và đã chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể tuyên truyền nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ giữ nghề, nhân rộng để nghề dệt thổ cẩm phát triển. Đồng thời, vận động thành lập HTX phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Ông Lò Văn Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Và, cho biết: Ngoài giữ nghề dệt thổ cẩm và may áo, váy, khăn, thời gian tới, xã vận động những người có kinh nghiệm làm các sản phẩm thổ cẩm Lào tổ chức truyền dạy nghề dệt thổ cẩm, thêu khăn của dân tộc Lào theo hình thức cầm tay chỉ việc. Đồng thời, xây dựng, nghiên cứu làm các mẫu đồ lưu niệm đặc sắc từ thổ cẩm Lào, như quần áo, khăn, túi, ví đựng đồ của phụ nữ..., giúp các sản phẩm trở thành hàng hóa, có giá trị về kinh tế, mang lại thu nhập ổn định cho bà con và phục vụ du lịch nông thôn.

Vải dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Lào xã Mường Và được nhiều người ưa chuộng.

Với sự quyết tâm của cấp uỷ, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, tin rằng nghề dệt vải thổ cẩm, may trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Lào nơi đây sẽ ngày càng khởi sắc, sản phẩm thổ cẩm được nhiều người biết đến, góp phần giữ gìn nghề dệt truyền thống.

Trang phục của phụ nữ dân tộc Lào xã Mường Và được dệt thủ công với nhiều họa tiết, hoa văn đặc trưng.
Bài, ảnh: Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản

    Xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản

    Kinh tế -
    Sơn La có trên 84.700 ha cây ăn quả các loại và gần 150.000 ha các loại nông sản ngô, lúa, cà phê, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm. Thực hiện các tiêu chuẩn xuất khẩu, tỉnh chú trọng xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản và mã số cơ sở đóng gói theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra “tấm vé thông hành” quan trọng cho nông sản địa phương chinh phục thị trường toàn cầu.
  • 'Đổi thay ở Chiềng Xuân

    Đổi thay ở Chiềng Xuân

    Nông thôn mới -
    Về xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ, theo tuyến đường giao thông kết nối điểm du lịch rừng sinh thái bản Pa Cốp với trung tâm xã Chiềng Xuân. Mùa này, dọc hai bên đường những vườn mận sai trĩu quả, những cánh rừng nguyên sinh mang lại cho vùng đất này nhiều đổi thay.
  • 'Bắc Yên về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Bắc Yên về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Xã hội -
    Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện Bắc Yên đã huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia, kết hợp nhiều nguồn lực và tập trung hỗ trợ các địa phương thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Sau gần 4 tháng triển khai, huyện đã hoàn thành việc xóa 161/161 nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ đề ra 15 ngày.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đầu tư dự án Kè chống sạt lở đất, hạ tầng khu dân cư suối Muội giai đoạn III; Thu hồi trạm Đăng kiểm, mở rộng chợ 7/11 và sắp xếp lại khu vực họp chợ; Khảo sát, đầu tư làm đường nhựa tuyến đường liên xã; Cho chủ trương đầu tư thực hiện dự án khu xử lý rác thải sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải huyện Quỳnh Nhai
  • 'Phụ nữ Sông Mã thi đua xây dựng NTM

    Phụ nữ Sông Mã thi đua xây dựng NTM

    Nông thôn mới -
    Những mô hình được các cấp hội phụ nữ Sông Mã triển khai hiệu quả: “Nhà sạch, vườn đẹp”, “sáng, xanh, sạch, đẹp”, “chăm sóc vườn hoa cây cảnh”, “đường hoa phụ nữ”, “tổ phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc”; phụ nữ làm kinh tế giỏi... đã góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới của huyện.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện DQTV

    Nâng cao chất lượng huấn luyện DQTV

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, Ban CHQS thị xã Mộc Châu tích cực, chủ động tham mưu Thị ủy, UBND thị xã xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ theo hướng “Vững mạnh, toàn diện, rộng khắp”, bảo đảm ở đâu có dân, có tổ chức sản xuất, ở đó có lực lượng dân quân tự vệ.
  • 'Mai Sơn chủ động phòng chống mưa lũ

    Mai Sơn chủ động phòng chống mưa lũ

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu “Phòng ngừa trước, ứng phó nhanh chóng, khắc phục kịp thời và hiệu quả”, trước mùa mưa lũ năm nay, huyện Mai Sơn chủ động triển khai nhiều giải pháp, phương án, giảm thiểu tối đa thiệt hại do mưa lũ gây ra.
  • 'Nhận thức đúng giá trị thiêng liêng của Chiến thắng 30-4-1975

    Nhận thức đúng giá trị thiêng liêng của Chiến thắng 30-4-1975

    Hiện nay, bên cạnh đại đa số nhận thức đúng thì vẫn có những cán bộ, đảng viên có nhận thức lệch lạc về giá trị, ý nghĩa của Chiến thắng 30-4-1975 - Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ đã ăn phải "bả độc" thông tin của các thế lực thù địch, để từ đó có những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", sai lệch trong nhận thức và hành động.
  • 'Việt Nam sẵn sàng đón Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc sang dự giao lưu

    Việt Nam sẵn sàng đón Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc sang dự giao lưu

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hôm nay (17-4), Thượng tướng Đổng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc sang Việt Nam dự các hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9. Tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị, Việt Nam đã sẵn sàng cho lễ đón chính thức đoàn.