Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Giọng nữ

 Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024.
Các đại biểu dự Liên hoan.

Tham gia Liên hoan có 11 đội thi, với 110 thành viên, đến từ các tổ truyền thông cộng đồng của các huyện thuộc đối tượng Dự án 8. Các đội thi tham gia tranh tài ở 3 phần thi: Màn chào hỏi, tiểu phẩm tuyên truyền, xử lý tình huống, với hình thức bốc thăm thứ tự dự thi và thực hiện thi cuốn chiếu từng nội dung. Ở phần thi chào hỏi, các đội thi giới thiệu về đặc điểm, tình hình của địa phương, đơn vị, gắn với nội dung truyền thông cộng đồng về bình đẳng giới. Ở phần thi tiểu phẩm tuyên truyền, bằng hình thức sân khấu hóa, các đội thi đã thể hiện hoạt động của tổ truyền thông cộng đồng tại cơ sở. Các đội thi cử thành viên bốc thăm và trả lời các câu hỏi, tình huống do ban tổ chức đưa ra tại phần thi xử lý tình huống.

Màn chào hỏi của đội thi huyện Sốp Cộp.
Phần thi tiểu phẩm tuyên truyền tại Liên hoan.
Đội thi huyện Vân Hồ thi xử lý tình huống.

 Nội dung các phần thi tập trung vào tìm hiểu kiến thức về giới và Luật Bình đẳng giới. Việc thành lập, duy trì và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ truyền thông cộng đồng. Một số kiến thức và kỹ năng về truyền thông gắn với thực hiện bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới và phân biệt đối xử về giới; vấn đề giới trong hôn nhân và gia đình ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Trong 1 ngày diễn ra Liên hoan, các đội thi đã mang đến những phần thi ấn tượng, hấp dẫn, thu hút đông đảo khán giả đến xem và cổ vũ. Qua đánh giá, các đội thi đã chuẩn bị các phần thi chu đáo, nghiên cứu kỹ các văn bản, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các cấp hội để hoàn thành phần thi xử lý tình huống. Màn chào hỏi và tiểu phẩm tuyên truyền được dàn dựng công phu, sinh động, các thành viên đã thể hiện khả năng diễn xuất phối hợp với giải quyết tình huống mang tính thuyết phục cao, thể hiện rõ vai trò tuyên truyền viên trong thực hiện công tác bình đẳng giới tại cơ sở. 

Ban tổ chức trao giải nhất cho đội thi huyện Bắc Yên.
Ban tổ chức trao giải cho các đội thi có phần thi chuyên đề xuất sắc nhất.

 Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất cho đội thi huyện Bắc Yên; trao 2 giải nhì, 3 giải ba, 5 giải khuyến kích. Trao giải chuyên đề cho 3 đội xuất sắc nhất từng phần thi là đội thi huyện Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Bắc Yên. 

Liên hoan đã tạo cơ hội cho các tổ truyền thông cộng đồng được giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng về xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới. Nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động tổ chức truyền thông cho các thành viên tổ cộng đồng. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” tại cơ sở.

Một tiết mục văn nghệ tại Liên hoan. 
Các đội thi xem trưng bày ảnh về các mô hình, cách làm hay về tuyên truyền Luật Bình đẳng giới.
Huyền Trăng - Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.