Độc đáo tiếng kèn lá của đồng bào dân tộc Mông

Kèn lá - loại nhạc cụ đơn sơ nhưng hết sức độc đáo của đồng bào người Mông được ví như tiếng hót của chim họa mi. Tiếng kèn lá cất lên để bày tỏ tâm sự, tình cảm của con người đối với thiên nhiên, giữa con người với con người và thổ lộ tình cảm của tình yêu đôi lứa…

Các gia đình ở bản Thẳm Hon, xã Tạ Bú truyền dạy con cháu thổi kèn lá.

Để tìm hiểu về nhạc cụ độc đáo này, chúng tôi ngược dòng sông Đà, đến bản Thẳm Hon, xã Tạ Bú, vừa đến đầu bản chúng tôi đã nghe thấy những âm thanh “pí po” véo von, vui nhộn. Đón chúng tôi anh Sồng A Tếnh, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Thẳm Hon, niềm nở nói: Thẳm Hon có 38 hộ, 100% là đồng bào dân tộc Mông, âm thanh mà ta đang nghe thấy là tiếng kèn lá chị em trong bản đang tập để chuẩn bị giao lưu văn hóa, văn nghệ dịp 2/9 tới đây. Phụ nữ ở bản ai cũng biết thổi kèn lá, được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác và gắn bó với đời sống thường ngày của người Mông.  

Thấy nhóm phụ nữ đang sôi nổi tập luyện thổi kèn lá bên hiên nhà, khi hỏi đến ai cũng nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi lựa chọn lá và cách tạo ra những âm thanh “pí po” rồi thành những giai điệu theo bài hát… Chị Hờ Thị Dếnh, Chi hội trưởng phụ nữ bản Thẳm Hon, chia sẻ: Ngày bé theo mẹ lên nương, những lúc nghỉ ngơi tôi thấy mẹ hay thổi kèn lá để giao tiếp trò chuyện với những người ở xa và cũng nghe thấy tiếng kèn lá vọng lại. Rồi được mẹ dạy cho cách chọn lá, và tập thổi theo các bài hát, chỉ sau mấy buổi tập thổi là tôi đã biết thổi thành bài. Bây giờ tôi lại truyền lại cho con cháu và thế hệ trẻ. Đồng thời, tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ trong bản dạy cho con em mình biết thổi kèn lá để lưu giữ nét văn hóa của dân tộc mình.

Lá sử dụng làm kèn phải là lá có bề mặt rộng, bóng nhẵn, không có răng cưa. 

Hướng dẫn tôi chọn lá và cách thổi, chị Dếnh cho biết thêm: Lá sử dụng làm kèn phải là lá có bề mặt rộng, bóng nhẵn, không có răng cưa, lá mỏng, trơn, không có lông, như lá của các loại cây: Nhãn, xoài,  lá ổi, lá họ dong rừng, lá chuối… vì các loại là này chịu được lực của hơi, có độ dai không dễ bị rách. Khi thổi kèn lá thì dùng tay giữ hai đầu lá và ngậm ngang chiếc lá ở giữa hai môi, cuộn nhẹ mép lá vừa với môi trên và môi dưới của người thổi, cùng với đó, kết hợp dùng lưỡi đẩy hơi qua kẽ hở của môi vào khe lá sẽ tạo ra âm thanh cao vút.

Đặt chiếc lá lên môi, chị Dếnh và các chị em trong đội văn nghệ nhẹ nhàng cất lên nhạc điệu vui tươi, lảnh lót của bài hát “Người Mông ơn Đảng”. Sự đơn giản, độc đáo của loại nhạc cụ thiên nhiên này tạo nên nét độc đáo riêng có của người dân tộc Mông, khiến cho người nghe rất thích thú, say xưa. Vào các dịp lễ như cưới hỏi, như mừng lúa mới, mừng nhà mới, ngày tết… tiếng kèn lá lảnh lót vút lên như một bản hòa âm phối khí của con người với núi rừng, bày tỏ nỗi lòng của con người trước thiên nhiên, trước cuộc sống…

Chị Dếnh hướng dẫn các em bé trong bản thổi kèn lá.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại có nhiều nhạc cụ điện tử, các bài nhạc hiện đại sôi động, nhưng đồng bào dân tộc Mông ở bản Thẳm Hon vẫn lưu giữ, bảo tồn và phát huy nhạc cụ kèn lá cùng với những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, góp phần lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Mông sống mãi với thời gian. 

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 4/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 4/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, tiếp tục chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Đêm và sáng trời rét. Trưa chiều giảm mây trời nắng.
  • 'Sơn La giữ gìn di sản khảo cổ học

    Sơn La giữ gìn di sản khảo cổ học

    Văn hóa - Xã hội -
    Đưa các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể lên không gian số là nhiệm vụ quan trọng được Bảo tàng và Thư viện tỉnh triển khai trong những năm gần đây. Trong đó, có nội dung số hóa các di sản khảo cổ học của Sơn La nhằm bảo tồn và phát huy giá trị loại hình di sản đặc biệt này phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập, giáo dục về nguồn cội dân tộc cho các thế hệ mai sau.
  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.