Măng rừng: Rau của 4 mùa

“Mùa nào thức nấy” là đúc kết của ông cha ta từ xưa về thực tế mỗi mùa có một loại cây, rau quả. Nhưng có một thứ sản vật riêng có của vùng núi rừng không chỉ có một mùa mà quanh năm suốt tháng, trở thành loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của đồng bào miền núi, đó là măng rừng.

 

Măng rừng được bày bán phổ biến khắp các chợ vùng quê đến Thành phố.

 

Hiếm có loại rau nào lại có sự gắn bó mật thiết với đời sống đồng bào miền núi Tây Bắc như măng. Có lẽ bởi măng có quanh năm, nên trở thành một loại thực phẩm phổ biến, xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm gia đình. Măng có nhiều loại: Măng nứa, măng mai, măng sặt, măng vầu, măng trúc, măng giang... với đủ loại kích cỡ và hương vị tương đối khác nhau. Loại nhỏ thì bằng ngón tay út người lớn, loại to thì nặng cả kg. Có hàng chục loại tre, nên măng cũng đa dạng theo: Lập xuân thì có măng đắng rừng, măng sặt; bước vào hạ có măng bương, măng lay; sang thu rộ mùa măng giang, măng dê, măng nứa; đầu đông có măng vầu, măng mai... cùng nhiều thứ măng rừng khác mà đôi khi người ta chỉ biết gọi bằng tên địa phương.

Người miền núi thường phân biệt măng thành 2 loại cơ bản theo vị đặc trưng của nó: Măng đắng và măng ngọt. Không phải loại măng nào hái về cũng chế biến để ăn được luôn bởi có loại vị đắng gắt, he và nồng, nhất là những loại măng vốn chỉ mọc ở rừng sâu như măng giang, hay một số loại măng bương cỡ 1 - 2 kg/củ. Những loại măng này phải mất thời gian chế biến khá cầu kỳ: Măng thái mỏng, luộc sôi sùng sục trên bếp lửa cháy lớn, mở vung để nồi măng bốc hơi nghi ngút, sau đó phải ngâm nước lạnh qua đêm cho bớt vị he rồi mới bắt đầu chế biến thành từng món ăn tùy theo ý thích và khẩu vị của người ăn. Đồng bào dân tộc thường dự trữ những loại măng ngon cho mùa sau bằng cách làm khô, làm măng ớt hoặc muối chua để ăn dần. Nhà nào cũng có 1-2 vại măng chua dậy mùi ngai ngái khi lên men đặt khuất nơi góc nhà hay vài túm măng khô lủng lẳng treo trên gác bếp.

Tháng 2, tháng 3 hằng năm, khi hoa ban nở trắng cũng là lúc rộ mùa măng đắng, loại măng phổ biến và được cho là ngon nhất trong các loại măng ở vùng núi. Cứ sau Tết Nguyên đán, người dân lại lên rừng tìm những búp măng chưa kịp nhú khỏi mặt đất, chồi măng hãy còn trắng nõn, vị còn ngon ngọt. Mùa này, măng nhiều vô kể, măng đắng, măng ngọt đủ loại đua nhau mọc khắp những cánh rừng tre bạt ngàn và cả những khóm tre lẻ tẻ được trồng sau vườn nhà hay cạnh con đường mòn dẫn lối lên nương.

Từ lâu, đối với người miền núi Tây Bắc, măng rừng đi vào đời sống tinh thần của họ như một phần văn hóa cội nguồn dân tộc. Măng là thứ không thể thiếu để kết thành giàn hoa cao ngút, lung linh giữa không gian lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái. Măng cũng chẳng thể vắng mặt trong mâm cúng ngày lễ Pang A nụn ban của đồng bào La Ha. Với người Dao, mâm cỗ sáng ngày Tết thanh minh không thể không có một đĩa măng rừng trắng nõn được bày ngay ngắn để con cháu khấn mời ông bà gia tiên. Thế nên, búp măng rừng với bao vị ngọt - đắng - chát cứ tự nhiên gắn bó và thân thiết với mỗi người sinh ra và lớn lên cùng rừng, cùng núi.

Ngày nay, măng lại càng trở nên phổ biến khi được bày bán khắp các chợ từ vùng quê đến thành phố quanh năm. Chủng loại càng phong phú hơn khi có thêm những loại măng bát độ, măng ngọt, măng luồng... do người dân trồng, đem lại sự đa dạng, đa hương vị cho loại thực phẩm đặc trưng của miền núi. Chẳng nhà kính hay màng lưới, cũng chẳng có công nghệ trồng rau trái vụ tác động tới, măng vẫn tự nhiên gối nhau mọc quanh năm trở thành thứ rau của bốn mùa đặc biệt, riêng có của vùng núi Tây Bắc.

Thảo Nguyên

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Kế hoạch số 140/KH-UBND

    Kế hoạch số 140/KH-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 28/5/2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 140/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND ngày 29/4/2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Phóng sự -
    Giữa mênh mông biển cả, nơi những cơn sóng bạc đầu cuồn cuộn đêm ngày, quần đảo Trường Sa kiêu hãnh vươn mình như một biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước và ý chí dân tộc Việt Nam. Nơi đây, từng hạt cát, mỗi nhành cây, ngọn cỏ đều thấm đẫm bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người con đất Việt.
  • 'Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng, huyện Mường La khuyến khích các hộ đầu tư homestay, cải tạo cảnh quan với quy mô 3 khách sạn, 31 nhà nghỉ, homestay, 2 điểm du lịch cộng đồng; tạo việc làm trên 100 lao động trực tiếp, hơn 300 lao động gián tiếp. Từ đầu năm đến nay, huyện đón gần 140.000 lượt khách, trong đó, 700 khách quốc tế, tổng doanh thu ước đạt 48,8 tỷ đồng.
  • 'Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới hoạt động, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sông Mã đã chủ động liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản để nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm, tăng thu nhập cho các thành viên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Trên địa bàn huyện Sông Mã và Sốp Cộp có 205 doanh nghiệp, HTX nhỏ và siêu nhỏ; có 7 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ; 1785 hộ kinh doanh cá thể. Trong những năm qua, Đội Thuế liên huyện Sông Mã - Sốp Cộp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, luôn hoàn thành mục tiêu thu ngân sách trên địa bàn về đích sớm, vượt chỉ tiêu giao và là một trong những đơn vị được Chi cục Trưởng Chi cục Thuế khu vực IX tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025.
  • 'Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Xã hội -
    Huyện đoàn Thuận Châu có 29 cơ sở đoàn, 526 chi đoàn, với hơn 7.000 đoàn viên. Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, Huyện đoàn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật và kết nối nguồn lực, giúp đoàn viên thanh niên xây dựng các mô hình kinh tế, mang lại thu nhập ổn định.