Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Thắm Tôn xây dựng bản nông thôn mới

Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay bản Thắm Tôn, xã Tân Xuân (Vân Hồ) đã hoàn thành 13/14 tiêu chí trong bộ tiêu chí “Bản nông thôn mới xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới” của tỉnh. Hiện bản Thắm Tôn đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, hoàn thành tiêu chí kinh tế hộ, phấn đấu đến cuối năm 2021 hoàn thành xây dựng bản NTM.

Năm 2016, thực hiện công tác di dân tái định cư phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Trung Sơn, tại xã Tân Xuân, 98 hộ dân chia tách từ 2 bản Đông Tà Lào, Tây Tà Lào thành lập bản tái định cư Thắm Tôn, cách trung tâm xã Tân Xuân khoảng 5 km. Đến nơi ở mới, ngoài diện tích đất ở 7 ha được cấp, người dân trong bản tiếp tục phát triển sản xuất trên 50 ha đất nông nghiệp tại bản cũ để trồng cây ăn quả, trồng ngô, sắn... Do đất sản xuất hạn hẹp nên kinh tế hộ được xem là tiêu chí khó thực hiện nhất đối với bản. Thu nhập bình quân của người dân khi tách bản chỉ đạt 9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo trên 20%. Vì vậy, xã Tân Xuân đã chỉ đạo bản Thắm Tôn tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất...

           

Đường nội bản Thắm Tôn, xã Tân Xuân được bê tông hóa.

           

Tiếp chúng tôi, đồng chí Lường Văn Ngự, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Thắm Tôn, chia sẻ: Sau các chuyến tham quan các mô hình kinh tế tại một số địa phương lân cận, nhận thấy hiệu quả từ việc trồng cây ăn quả, nhân dân trong bản đã từng bước chuyển đổi 15/20 ha đất trồng ngô sang trồng cây ăn quả, nâng diện tích cây ăn quả trong toàn bản lên trên 20 ha, hiện đã có 12 ha cho thu hoạch các loại quả: Nhãn, cam Vinh, xoài Đài Loan, mít Thái. Đồng thời, duy trì hơn 5 ha ngô, 8 ha ruộng nước, 2 ha sắn. Vụ năm 2020, bản thu hơn 25 tấn quả các loại, 40 tấn ngô bắp; sắn đạt năng suất từ 18-20 tấn củ tươi/năm.

           

Sau nhiều năm, thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, đến nay diện tích rừng trồng của bản có trên 116 ha, không còn đất trống, đồi núi trọc. Bà con trong bản còn chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng hình thức bán chăn thả và tận dụng phụ phẩm sau thu hoạch mùa vụ. Trong chăn nuôi, thực hiện tiêm vắc xin định kỳ phòng bệnh, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, dự trữ thức ăn trong mùa đông... Nhờ vậy, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Hiện, bản có trên 50 con trâu, bò, hơn 200 con lợn, 1.500 con gia cầm. Nhiều hộ dân trong bản đã có thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu và tạo việc làm cho lao động địa phương.

           

Là một trong những hộ phát triển kinh tế điển hình của bản, anh Hà Văn Thin, bản Thắm Tôn, cho biết: Có được lợi thế về đất nông nghiệp và nguồn nước, gia đình đã vay hơn 100 triệu đồng từ ngân hàng và người thân để đầu tư sản xuất nông nghiệp. Tập trung chăm sóc hơn 1 ha ngô lai năng suất cao, trồng gần 1,5 ha cây mít Thái và xoài Đài Loan, đến năm 2019 đã thu hoạch hơn 3 tấn quả các loại. Thu nhập từ các nguồn trên được gần 150 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, tôi còn vận động nhiều hộ trong bản cùng cải tạo vườn xoài, nhãn giống cũ đã thoái hóa, ghép giống mới năng suất, chất lượng cao hơn.

           

Trong 2 năm (2015 và 2016), Nhà máy Thủy điện Trung Sơn đã hỗ trợ hơn 3 tỷ đồng, xây dựng 2 điểm trường mầm non, tiểu học bản Thẳm Tôn; bê tông hóa hơn 2 km đường trục chính của bản, tạo điều kiện đi lại thuận tiện trong bản. Giữa năm 2016, tiếp tục hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa bản rộng trên 100 m², trị giá hơn 500 triệu đồng, là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao... qua đó, tạo mối đoàn kết gắn bó người dân trong bản với nhau. Kinh tế phát triển, bản Thắm Tôn đang khởi sắc từng ngày. 100% gia đình được dùng điện lưới quốc gia, có nước hợp vệ sinh, có phương tiện nghe nhìn; thu nhập bình quân đạt hơn 17,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 7%. Việc học hành của con em trong bản được chăm lo, với 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường. 5 năm liên tục bản Thắm Tôn đạt tiêu chuẩn không có ma túy.

           

Với sự nỗ lực, quyết tâm từ người dân trong bản và sự hỗ trợ tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp, tin tưởng rằng bản Thắm Tôn sẽ hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới còn lại trong cuối năm nay, góp phần đưa xã Tân Xuân đạt mục tiêu được công nhận là xã nông thôn mới vào năm 2025.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • 'Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 27/6/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
  • 'Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Xã hội -
    Ghi nhận những ngày đầu tiên vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở phường Mộc Sơn, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nghiêm túc; đội ngũ cán bộ, công chức tích cực bắt nhịp công việc, được nhân dân đánh giá cao về tinh thần phục vụ chu đáo, tận tình.
  • 'Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Hiện nay, toàn tỉnh có 170.845 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 2.191 chi hội. Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân tỉnh (nay là Ban Công tác nông dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) tập trung hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, vật nuôi, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, là cầu nối tin cậy, giúp hội viên chuyển đổi sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • 'Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Du lịch -
    Với sự phát triển của ngành du lịch, hệ thống các dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng về quy mô; đa dạng về loại hình phù hợp với đặc thù, tiềm năng của từng địa phương; chất lượng ngày một nâng cao, tạo ấn tượng tích cực và thu hút du khách.
  • 'Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Sức khỏe -
    Thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh luôn chủ động phòng, chống, giám sát và kiểm soát chặt chẽ, không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn; chú trọng tiêm chủng mở rộng... góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.