Du lịch cộng đồng ở Vân Hồ

Vân Hồ là huyện “cửa ngõ” của tỉnh, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử với nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc được bảo tồn, lưu giữ. Để khai thác hiệu quả các tiềm năng, Vân Hồ đã và đang tích cực đầu tư phát triển du lịch. Trong đó, du lịch cộng đồng được quan tâm.

Suối nước nóng xã Chiềng Yên - Điểm thu hút du khách những dịp cuối tuần.

 

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu gồm có 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ. Cả hai huyện đều hội tụ nhiều yếu tố: khí hậu, địa hình, địa chất, văn hóa... để phát triển du lịch. Cũng như Mộc Châu đang khai thác tối đa thế mạnh du lịch, Vân Hồ đang tìm hướng đi riêng cho mình. Vân Hồ đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thí điểm mô hình du lịch cộng đồng tại các xã Chiềng Yên, Vân Hồ, bước đầu đem lại hiệu quả, trở thành điểm đến ưa thích của du khách. Đó là cơ sở để Vân Hồ tiếp tục quy hoạch những bản có tiềm năng du lịch cộng đồng, thu hút đầu tư để phát triển du lịch tại địa phương.

Bản Hua Tạt, xã Vân Hồ là một trong những bản tiêu biểu về xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Bản nằm ven quốc lộ 6, với 100% đồng bào dân tộc Mông, nét văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào nơi đây được lưu giữ phát triển; cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp khiến Hua Tạt trở thành điểm dừng chân thú vị của du khách. Ông Tráng A Cao, Bí thư chi bộ bản, cho hay: Hua Tạt hiện có ba hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú cho du khách với công suất phục vụ 20 khách/lượt. Đây là những điển hình để các hộ trong bản học tập. Ngoài vận động bà con giữ gìn những nét đẹp văn hóa, bản còn có các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Hằng năm, phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa vừa giới thiệu, quảng bá về nét đẹp văn hóa dân tộc vừa tạo điểm nhấn thu hút du khách, nhất là vào dịp Tết cổ truyền của đồng bào Mông.

Tại xã Chiềng Yên, nhiều bản cũng đang được quy hoạch thành điểm du lịch cộng đồng. Trong đó, bản Nà Bai là điểm du lịch có lợi thế về giao thông, cách quốc lộ 6 chừng 6km, người dân trong bản còn giữ nguyên những nếp nhà sàn và những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường. Bản Phụ Mẫu 1, Phụ Mẫu 2 là nơi tập trung 4 dân tộc anh em cùng sinh sống, có văn hóa đa dạng. Nơi đây còn có thác Tạt Nàng, suối nước nóng... Bản đã bước đầu được đầu tư về giao thông nội bản, nối với quốc lộ 6 cũ. Một số gia đình trong bản đã được tập huấn, hướng dẫn về kinh doanh lưu trú.

Nhiều điểm khác trong huyện cũng đang được quy hoạch thành bản du lịch cộng đồng của huyện. Mỗi nơi có những điểm hấp dẫn riêng, như: bản Thín, xã Xuân Nha là nơi có nhiều hang động kỳ thú với thác suối Boong được ví như thác mây; suối cá tự nhiên ở bản Bướt, xã Chiềng Yên; thác nước bản Nà Trá, xã Chiềng Khoa... Những bản này đều có cảnh quan tự nhiên tươi đẹp, giữ được vẻ hoang sơ, cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, văn hóa truyền thống và ẩm thực độc đáo, người dân thân thiện, mến khách. Vân Hồ đã có quy hoạch chi tiết về việc xây dựng các bản du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện, phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có 10 bản du lịch cộng đồng đạt các điều kiện, tiêu chí phục vụ du lịch.

Ông Vũ Thanh Hải, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Vân Hồ, cho biết: Để phát triển các điểm du lịch cộng đồng tại địa phương, huyện đã có định hướng cụ thể, như: phát triển du lịch gắn với xây dựng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển các đặc sản địa phương; phục dựng, phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật truyền thống, nghề thủ công truyền thống; phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Kế hoạch trước mắt, Phòng Văn hóa - Thông tin sẽ tham mưu với UBND huyện quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng. Đặc biệt là tìm giải pháp khắc phục những khó khăn về cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức của người dân về làm du lịch, vấn đề bảo tồn, gìn giữ những những giá trị văn hóa phù hợp để phục vụ du lịch, sớm hoàn thiện quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng tại địa phương.

Với những tiềm năng cùng những chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của huyện Vân Hồ, những điểm du lịch cộng đồng nếu được quan tâm, đầu tư đúng mức, đúng hướng chắc chắn sẽ là những điểm đến ưa thích của du khách trong tương lai gần.

Mùi Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nghị quyết số 477/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 477/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã quyết nghị thông qua Nghị quyết số 477/NQ-HĐND về việc điều chỉnh, giao dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2025 cho các cơ quan đơn vị khi sắp xếp, tổ chức bộ máy.
  • 'Phát hiện 2 thực vật quý hiếm trong sách đỏ ở Sơn La

    Phát hiện 2 thực vật quý hiếm trong sách đỏ ở Sơn La

    Xã hội -
    Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp vừa phát hiện loài hoa dơi đen (Tacca chantrieri) tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp địa phận xã Huổi Một, huyện Sông Mã và cây lá dương đỏ tại xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp. Đây là thực vật quý hiếm trong sách đỏ, ở bậc đe dọa nguy cấp (EN). 
  • 'Giữ vững thế trận lòng dân

    Giữ vững thế trận lòng dân

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Đứng chân trên địa bàn biên giới, gồm các xã vùng sâu, vùng xa, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, Đồn Biên phòng Mường Lèo luôn thực hiện tốt phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương”, tập trung vận động nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” nơi phên dậu Tổ quốc.
  • 'Nơi bồi dưỡng, rèn luyện các thế hệ đội viên

    Nơi bồi dưỡng, rèn luyện các thế hệ đội viên

    Xã hội -
    Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập vào ngày 15/5/1941 với 5 đội viên đầu tiên, do chiến sĩ giao liên anh hùng Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng) làm Đội trưởng. Suốt những năm qua, Đội TNTP Hồ Chí Minh luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm sóc và rèn luyện, dẫn dắt ngày càng phát triển vững mạnh, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
  • '“Đảo chiều” mùa vụ, cho quả ngọt bốn mùa

    “Đảo chiều” mùa vụ, cho quả ngọt bốn mùa

    Kinh tế -
    Giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm quả chính vụ, nông dân huyện Sông Mã tích cực học tập, áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả trái vụ, rải vụ thu hoạch, nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại giá trị kinh tế cao.
  • 'Xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

    Xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

    Kinh tế -
    Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Sơn La tập trung xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản. Đây là bước đi chiến lược, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.