Quản lý, vận hành hiệu quả công trình cấp nước tập trung nông thôn

Những năm qua, từ nguồn vốn các chương trình: Tái định cư thủy điện Hòa Bình, 134, 135, mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vốn vay Ngân hàng Thế giới..., trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng nhiều công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 1.451 công trình cấp nước tập trung, 92% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 56% dân số được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Học viên lớp quản lý vận hành công trình cấp nước trao đổi, thảo luận các sự cố thường gặp.

Hiện nay, toàn tỉnh thực hiện quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung theo 4 mô hình: Cộng đồng, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và hợp tác xã quản lý. Đa số các công trình cấp nước tập trung đều được đầu tư với quy mô nhỏ, công nghệ vận hành đơn giản và giao cho UBND xã quản lý. Do vậy, việc nâng cao chất lượng quản lý, vận hành hiệu quả các công trình cấp nước tập trung đang là yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh một số UBND cấp xã quản lý, vận hành tốt các công trình cấp nước được giao, vẫn có xã gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, vận hành công trình, qua đó nhiều công trình rơi vào tình trạng hoạt động không hiệu quả, trong khi nhu cầu sử dụng nước của người dân khá cao. Một trong những nguyên nhân là do hạn hán, thiên tai... làm hư hỏng công trình; thu không đủ bù chi, nên không có đủ tiền để duy tu, bảo dưỡng công trình kịp thời; năng lực của cán bộ quản lý vận hành hạn chế; thay đổi nhân sự trong ban quản lý vận hành công trình...

Trước thực tế trên, ngoài nâng cao năng lực quản lý vận hành cho đội ngũ ban quản lý, tính toán thu đủ bù chi để duy trì hoạt động bền vững của các công trình, UBND các xã hướng tới phương án giao khoán công trình cho tổ chức, cá nhân có năng lực quản lý vận hành công trình. Khi đó, UBND xã với tư cách là chủ quản lý công trình, đảm bảo tính bền vững của công trình và hoạt động cấp nước; đơn vị được giao khoán là đơn vị cấp nước có thu nhập từ dịch vụ (tiền bán nước sinh hoạt); người dân là khách hàng sử dụng nước, chứ không đơn thuần là người được hưởng lợi từ công trình.

Đối với những công trình đang được quản lý vận hành tốt, cần tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành, chất lượng dịch vụ, chất lượng nước. Với những công trình quản lý chưa hiệu quả, cần xem xét nghiên cứu, lựa chọn đơn vị, cá nhân có năng lực, uy tín trong địa phương để giao khoán vận hành khai thác công trình. Với những công trình chuẩn bị nâng cấp, sửa chữa hay xây dựng mới mà định hướng giao cho UBND xã quản lý, thì cần chỉ định cán bộ chuyên trách tham gia vào quá trình giám sát ngay từ khi thi công xây dựng công trình, thông báo kết quả giám sát cho UBND xã và cộng đồng. Giám sát quá trình đàm phán giá nước; đánh giá khả năng chi trả của cộng đồng thông qua các hoạt động tuyên truyền, thông tin cho cộng đồng về quá trình lựa chọn đơn vị cấp nước... Sau khi công trình hoàn thành và bàn giao, UBND xã ký hợp đồng vận hành với đơn vị cấp nước đã được lựa chọn; đơn vị cấp nước sẽ ký hợp đồng cấp nước với từng khách hàng.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả mô hình cộng đồng quản lý đối với các công trình cấp nước tập trung cấp xã, cần chú trọng đẩy mạnh công tác tập huấn về quản lý vận hành cho cán bộ quản lý vận hành công trình; xây dựng quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho bên cung cấp dịch vụ trong hợp đồng giao khoán. Cùng với đó, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng quy trình bảo trì, định mức kinh tế kỹ thuật, hướng dẫn xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho mỗi công trình cấp nước nông thôn; xây dựng phương án trợ giá nước cho khu vực nông thôn... Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của các công trình cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn.

Lường Quỳnh (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.