Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Công việc nhà nông tháng 7

Nông dân xã Hát Lót (Mai Sơn) thu hoạch lúa xuân.  

Ảnh: Phạm Đức

 

1. Trồng trọt: Thu hoạch lúa xuân nhanh gọn, phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch. Gieo, chăm sóc mạ mùa và cấy lúa mùa. Tập trung cấy lúa mùa chính vụ cấy trước 10/7 (đối với chân ruộng 1 vụ), trước 15/7 (đối với chân ruộng 2 vụ). Tiếp tục gieo cấy trà lúa mùa muộn bằng các giống ngắn ngày. Trồng ngô, đậu, lạc... vụ thu; chú ý lựa chọn giống ngắn ngày, có khả năng chống chịu khô hạn tốt. Tiếp tục chăm sóc lúa nương, đậu đỗ... trên nương. Tiếp tục thu hái chè, trồng mới chè giâm cành; chăm sóc mía, bông lai. Thu hoạch nhãn và tiếp tục trồng mới cây ăn quả. Trồng rau cải các loại, hành hoa, cải củ, cà chua vụ thu, cải bắp sớm... Phòng trừ sâu bệnh hại lúa cấy; sâu keo, rệp rễ hại lúa nương; rệp cờ, bệnh khô vằn, bệnh thối thân vi khuẩn hại ngô; rầy xanh, bọ xít muỗi hại chè; rệp xơ bông trắng, sâu đục thân hại mía; rệp sáp, rệp vẩy nâu, mọt đục quả cà phê; sâu đục quả hại nhãn; bệnh chổi rồng hại sắn. Tiếp tục phòng chống lũ lụt, hướng dẫn các biện pháp khắc phục sản xuất khi bị thiên tai, bảo vệ cây trồng nông nghiệp.

2. Chăn nuôi: Có phương án bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trong mùa mưa, lũ. Chống nắng, chống nóng, phòng các bệnh mùa hè; tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm mới nhập đàn, mới sinh, gia súc chưa được tiêm phòng vụ chính; theo dõi phát hiện bò cái động dục phối giống kịp thời. Tiếp tục chăm sóc và thu hoạch cỏ trồng. Chế biến ủ chua, phơi khô dự trữ, trồng cỏ để cung cấp nguồn thức ăn thô xanh cho trâu bò vào vụ đông. Chăm sóc đàn ong, khai thác phấn hoa vụ hè, di chuyển đàn ong tới vùng mát mẻ, phòng trị một số bệnh thường gặp trong mùa mưa.

3. Thủy sản: Thu tỉa thả bù cá ruộng. Chú trọng bảo vệ ao hồ mùa mưa lũ; quản lý, chăm sóc và phòng bệnh cho các đối tượng nuôi thủy sản. Tiếp tục chuẩn bị mương, chuôm để nuôi cá vụ lúa mùa; nuôi cá ao hồ; thu tỉa, thả bù giống các ao nuôi. Chọn đưa cá chép, cá rô phi vào nuôi vỗ chuẩn bị cho sinh sản vụ Thu.

* Lưu ý: Cần đảm bảo đủ nước cho ruộng nuôi cá. Cần đưa cá về chuôm, mương khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học.

4. Lâm nghiệp: Kết thúc vụ trồng rừng và trồng dặm trước 30/7. Hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế khai thác gỗ và lâm sản để trình thẩm định. Phòng, trừ bệnh phấn trắng keo, sâu ăn lá tếch.

5. Thủy lợi, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cấp nước sinh hoạt: Chủ động cấp nước cho sản xuất vụ mùa. Tổ chức thường trực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, khẩn trương khắc phục hậu quả do thiên tai và mưa lũ xảy ra. Lập kế hoạch xây dựng công trình cấp nước cho năm sau.

 

Vân Anh (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • 'Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 27/6/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
  • 'Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Xã hội -
    Ghi nhận những ngày đầu tiên vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở phường Mộc Sơn, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nghiêm túc; đội ngũ cán bộ, công chức tích cực bắt nhịp công việc, được nhân dân đánh giá cao về tinh thần phục vụ chu đáo, tận tình.
  • 'Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Hiện nay, toàn tỉnh có 170.845 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 2.191 chi hội. Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân tỉnh (nay là Ban Công tác nông dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) tập trung hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, vật nuôi, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, là cầu nối tin cậy, giúp hội viên chuyển đổi sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • 'Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Du lịch -
    Với sự phát triển của ngành du lịch, hệ thống các dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng về quy mô; đa dạng về loại hình phù hợp với đặc thù, tiềm năng của từng địa phương; chất lượng ngày một nâng cao, tạo ấn tượng tích cực và thu hút du khách.
  • 'Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Sức khỏe -
    Thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh luôn chủ động phòng, chống, giám sát và kiểm soát chặt chẽ, không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn; chú trọng tiêm chủng mở rộng... góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.