Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Mô hình nấu ăn bán trú ở Thuận Châu

Thuận Châu có nhiều xã vùng sâu, vùng xa, khó khăn, địa hình chia cắt, các bản nằm rải rác xa trung tâm, do vậy, số học sinh học bán trú khá lớn. Những năm trước đây, việc duy trì sĩ số học sinh là bài toán nan giải, nhưng từ khi thực hiện mô hình tổ chức nấu ăn bán trú, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng đã giảm hẳn, chất lượng giáo dục được nâng lên.

 

Giờ ăn bán trú của học sinh Trường TH-THCS É Tòng.

 

Vượt hơn 60 km từ trung tâm thị trấn Thuận Châu đến xã É Tòng, là vùng III nên đường đi còn khó khăn, bản cách xa trung tâm xã nhất là 14 km. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở É Tòng hiện có 22 lớp với gần 700 học sinh, trong đó có 300 học sinh ở bán trú. Thầy giáo Lò Văn Thươi, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin: Để đảm bảo công tác nấu ăn bán trú cho số đông học sinh, nhà trường ký hợp đồng với nhà cung ứng thực phẩm có uy tín, chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng, nhằm đảm bảo sức khỏe học sinh. Hàng tuần, Ban giám hiệu nhà trường cùng nhân viên nhà bếp lên thực đơn, tính toán khẩu phần ăn cho học sinh đảm bảo đủ số lượng và chất lượng. Từ việc thực hiện tốt công tác nấu ăn bán trú, cả phụ huynh và nhà trường đều yên tâm, học sinh đảm bảo sức khỏe tốt để học hành.

Còn tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Long Hẹ, xã Long Hẹ, hiện có 29 lớp, 45 cán bộ, giáo viên, 948 học sinh, trong đó trên 665 em ăn, ở bán trú. Nhà trường hiện có 19 phòng bán trú, 10 nhân viên nấu ăn. Tại đây, các em không chỉ được giáo dục kiến thức, chăm lo từ bữa ăn, giấc ngủ, còn được giáo viên phụ trách quản lý, hướng dẫn ôn bài, vệ sinh phòng ở và môi trường xung quanh, tham gia hoạt động thể dục, thể thao; dạy kỹ năng sống cơ bản. Mỗi lớp đều được giao một khoảnh đất để các em trồng rau, bổ sung vào bữa ăn hằng ngày.

Thầy giáo Nguyễn Hồng Hà, Hiệu trưởng Trường TH&THCS Long Hẹ, cho biết: Ngoài giảng dạy, Ban giám hiệu và thầy cô trong trường còn thực hiện nhiệm vụ đảm bảo bữa ăn cho các em, gần gũi, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, giúp các em yên tâm học tập. Em Lò Thị Đoan, học sinh lớp 8B nói: Nhà em ở cách trường 14 km, đi lại rất vất vả. Được các thầy, cô giáo quan tâm, tạo điều kiện cho ăn, ở bán trú, ngoài giờ học còn hướng dẫn học bài, học ngoại khóa, em thấy rất yên tâm. Chúng sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng thầy cô và cha mẹ.

Theo ông Thiệu Nam Bình, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Châu, cho biết: Toàn huyện hiện có 26 trường tổ chức nấu ăn bán trú cho hơn 6.900 học sinh; cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác bán trú đã và đang từng bước được đầu tư đồng bộ, nhà ở bán trú đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông, hoàn thiện các công trình vệ sinh cho học sinh bán trú ở các xã vùng cao, góp phần nâng tỷ lệ học sinh đến lớp đạt trên 99%.

Để duy trì hiệu quả mô hình bán trú cho học sinh, 100% các trường bán trú đều xây dựng nội quy bán trú. Các em học sinh bán trú được tham gia các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, học tập nhóm, tập thể dục giữa giờ và tổ chức thể thao vào các buổi chiều... tạo ra môi trường vui chơi, thư giãn giúp các em tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn sau những giờ học căng thẳng, gắn kết tình cảm bạn bè. Bên cạnh đó, các trường còn tổ chức cho học sinh bán trú tham gia vào hoạt động lao động sản xuất, như: trồng rau xanh, nuôi lợn, gà... vừa giúp cải thiện bữa ăn, rèn luyện kỹ năng lao động, giáo dục kỹ năng sống, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tự lập cho mỗi học sinh... tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác dạy và học ở huyện Thuận Châu.

Trung Hiếu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La

    Họp Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/7, các đồng chí: Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La; đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực đã chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ chuẩn bị Lễ kỷ niệm.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/7/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/7/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 21-24 độ Vĩ Bắc, kết hợp với hội tụ gió lên đến 3.000m hoạt động yếu. Thời tiết: Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, có nơi nắng nóng.
  • 'Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/7, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 75 xã, phường trên địa bàn tỉnh.
  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • 'Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 27/6/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.