Dạy chữ, dạy người, lan tỏa tình yêu thương

Trường trung học phổ thông Thuận Châu, huyện Thuận Châu có 67 cán bộ, giáo viên, nhân viên; chi bộ có 37 đảng viên. Những năm qua, Chi ủy, Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động nghiệp vụ gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cùng các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực của địa phương.

                                 

Giáo viên Trường THPT Thuận Châu thăm, động viên gia đình em Cà Thị Thu Hiền.

           

Việc học và làm theo Bác được Chi bộ nhà trường thực hiện thường xuyên, trong đó tập trung thực hiện tốt Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và ứng xử với học sinh, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, Chi bộ đã xây dựng mô hình “Mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên nhà trường nhận giúp đỡ ít nhất một học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học”. Ý tưởng xây dựng mô hình xuất phát từ thực tế mỗi năm học, nhà trường có trên 26 lớp ở các khối, với hơn 1.000 học sinh, phần lớn học sinh của trường là con gia đình nghèo, nhiều em có hoàn cảnh gia đình éo le, phải ở với ông bà, dẫn tới chất lượng học tập không cao và nguy cơ phải bỏ học vì kinh tế khó khăn. Từ khi mô hình được triển khai, đã đem lại hiệu quả tích cực, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng giảm qua từng năm và đến năm học 2019-2020, không còn học sinh bỏ học.

           

Thầy giáo Nguyễn Duy Dũng, Phó Bí thư Chi bộ, Phó hiệu trưởng nhà trường, thông tin: Những năm qua, các thầy, cô giáo trong trường đã trực tiếp giúp đỡ 350 em học sinh, với số tiền 74 triệu đồng cùng với rất nhiều quần áo và các đồ dùng sinh hoạt khác. Nhờ cách làm sáng tạo này đã giúp đỡ nhiều em vượt lên hoàn cảnh, nỗ lực học giỏi thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi luôn đạt trên 50%, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đại học đạt 35%.

           

Cùng giáo viên nhà trường tới thăm gia đình em Cà Thị Thu Hiền, học sinh lớp 12B. Trong căn nhà nhỏ ở bản Lăng Luông, xã Phổng Lăng, hai chị em Hiền đang cặm cụi nấu cơm. Bố mất sớm, mẹ đi bước nữa, để lại 2 chị em sống với ông, bà nội, là gia đình thuần nông nên cuộc sống hết sức khó khăn.

           

Biết được hoàn cảnh của em, đầu năm lớp 10, cô giáo Vì Thu Hạnh đã đăng ký với Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường nhận giúp đỡ Hiền. Cô thường xuyên đến nhà thăm hỏi, nắm bắt những tâm tư, tình cảm để động viên, khích lệ, tạo niềm tin, động lực giúp Hiền vươn lên, học tập tốt. Cô giáo Vì Thu Hạnh chia sẻ: Vừa là giáo viên chủ nhiệm, đồng thời là giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy em Hiền, tôi đã chủ động tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh của em và quan tâm, khuyến khích em về cả vật chất lẫn tinh thần. Tôi đã cung cấp nhiều tài liệu, dạy phụ đạo, nên em có cố gắng rất nhiều trong học tập, năm học nào cũng đạt học sinh tiên tiến trở lên.

           

Em Cà Thị Thu Hiền tâm sự: Ước mơ của em sau này sẽ được làm cô giáo mầm non. Kỳ thi cuối cấp năm nay, em sẽ cố gắng đạt điểm số thật cao để hoàn thành giấc mơ và không phụ lòng các thầy cô đã tận tình giúp đỡ em.

           

Bên cạnh việc thực hiện mô hình “Mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên nhà trường nhận giúp đỡ ít nhất một học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học”, những năm qua, Ban Giám hiệu nhà trường còn vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm, doanh nghiệp ủng hộ tiền để Công đoàn trường tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích tốt trong học tập với số tiền và quà trị giá từ 5-15 triệu đồng/năm học.

           

Việc giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Trường THPT Thuận Châu đang phát huy hiệu quả tích cực, mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Mong rằng, mô hình này ngày càng được nhân rộng, để những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện tiếp bước trên con đường tiếp thu tri thức, trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.

           

Hiếu Hưng

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.