Sớm công bố danh mục cửa khẩu phụ Nà Cài và Nậm Lạnh được phép giao thương hàng hóa

Ngày 26/12, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp tư vấn liên ngành giải quyết khó khăn, vướng mắc và thống nhất nội dung thực hiện công bố danh mục cửa khẩu phụ được phép mua bán, trao đổi hàng hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Giọng nam
Họp tư vấn liên ngành thống nhất các nội dung thực hiện công bố danh mục cửa khẩu phụ được phép giao thương hàng hóa.

Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan. Cuộc họp được kết nối trực tuyến đến điểm cầu Cục Hải quan Điện Biên, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng V, Chi cục Thú y vùng I và các huyện: Yên Châu, Sốp Cộp.

Cửa khẩu phụ Nà Cài là cửa khẩu biên giới tại bản Nà Cài, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La; thông thương với cửa khẩu Sốp Đung (bản Sốp Đung, huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào); hiện đã được Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đầu tư xây dựng nhà làm việc 2 tầng và các công trình phụ trợ.

Cửa khẩu phụ Nậm Lạnh là cửa khẩu phụ tại xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, thông thương với cửa khẩu Mường Pợ (huyện Mường Son, tỉnh Hủa Phăn, nước CNDCND Lào); hiện đang là nhà tạm (nhà lắp ghép), dự kiến xây dựng năm 2025.

Tại 2 cửa khẩu phụ Nà Cài và Nậm Lạnh, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa chủ yếu là hoạt động mua bán, trao đổi nông sản, vật tư nông nghiệp, dược liệu, vật liệu xây dựng… của nhân dân hai bên biên giới, với khối lượng khoảng trên 14.000 tấn.

Lãnh đạo Sở Công Thương phát biểu tại cuộc họp.

Hiện nay, cả 2 cửa khẩu phụ này mới được bố trí lực lượng bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ và cán bộ kiêm nhiệm thực hiện công tác kiểm dịch thực vật, đối ngoại. Do chưa công bố danh mục cửa khẩu phụ được phép mua bán, trao đổi hàng hóa nên cơ quan Hải quan chưa bố trí lực lượng thực thi nhiệm vụ; cơ quan chức năng cũng chưa bố trí lực lượng kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch y tế. Để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cho các thương nhân, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới, Sở Công Thương đã đề xuất việc công bố 2 cửa khẩu phụ Nà Cài và Nậm Lạnh được phép mua bán, trao đổi hàng hóa.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục để công bố 2 cửa khẩu phụ được phép giao thương hàng hóa, kết nối với 2 cửa khẩu của nước bạn Lào; tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục, việc phân cấp ủy quyền thực hiện công tác kiểm dịch tại cửa khẩu…

Các đại biểu dự họp.

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Thành Công yêu cầu Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, Cục Hải quan Điện Biên thống nhất về các thủ tục cần thiết, xây dựng cơ chế hoạt động đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tham mưu cho tỉnh sớm thực hiện quy trình công bố 2 cửa khẩu phụ được phép giao thương hàng hóa. Giao các sở, ngành, đơn vị khẩn trương nghiên cứu, tham mưu các văn bản cần thiết về việc phân cấp, ủy quyền thực hiện công tác kiểm dịch tại các cửa khẩu; đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới; liên hệ với nước bạn Lào để thống nhất việc thu mua mía và nông sản của nhân dân nước bạn qua cửa khẩu phụ theo đúng quy định.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.