Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 12/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo, gồm: Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Giọng nam
Đại biểu Chá A Của phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Tham gia góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND, đại biểu Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, đề nghị rà soát các quy định liên quan đến vai trò của tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên sau sắp xếp bộ máy, tránh phát sinh vướng mắc pháp lý. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi quy định số lượng thành viên Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử theo hướng không quy định cứng số lượng, tạo sự linh hoạt cho địa phương, căn cứ vào thực tế, do việc quy định cứng số lượng như hiện nay gây khó khăn cho các xã vùng sâu, vùng xa có số lượng cử tri thấp.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng lưu ý, cần nghiên cứu kỹ các thuật ngữ pháp lý để bảo đảm tính thống nhất, tránh trường hợp khi tổ chức sáp nhập, thay đổi mô hình hoạt động sẽ không còn đủ tư cách pháp nhân để thực hiện nhiệm vụ theo luật định.

Đại biểu Vi Đức Thọ phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND, đại biểu Vi Đức Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La,  đề nghị bổ sung cụm từ "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" vào các điều khoản liên quan, do hiện tại chỉ nêu chung các tổ chức chính trị - xã hội, bỏ sót vai trò của Mặt trận.

Đại biểu cũng kiến nghị chỉnh sửa thuật ngữ "ban lãnh đạo" thành "tập thể lãnh đạo" hoặc "lãnh đạo cơ quan" cho phù hợp, đồng thời đề xuất bỏ cụm "trực thuộc Trung ương" khi nhắc tới tỉnh, thành phố, nhằm đồng bộ với các văn bản pháp luật khác. Về Điều 39, đại biểu đề xuất điều chỉnh thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp tỉnh, chỉ nên quy định đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh và các tổ chức thành viên, không nên liệt kê cấp xã, huyện, để phù hợp với thực tế tổ chức bộ máy và đảm bảo tính khả thi.

Đại biểu Quàng Văn Hương phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Tiếp tục góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND, đại biểu Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, kiến nghị đồng bộ quy định về khu vực bầu cử, bảo đảm đại diện vùng dân tộc thiểu số. Đại biểu đề nghị rà soát, thống nhất với Luật Tổ chức chính quyền địa phương khi khái niệm “vùng cao” đã bị bãi bỏ, chỉ giữ lại “miền núi, hải đảo”. Hiện tại, Điều 11 Luật Bầu cử vẫn còn ghi “vùng cao”, gây thiếu nhất quán.

Về quy mô đại biểu HĐND, đại biểu nhận định, việc nâng ngưỡng dân số để xác định số lượng đại biểu HĐND cấp xã dẫn đến tình trạng một số xã, đặc biệt là các xã có dân số dưới 5.000 người, chỉ được bầu 15 đại biểu, sẽ khiến nhiều xã không còn người đại diện ở HĐND cấp tỉnh, ảnh hưởng đến tính đại diện và phản ánh nguyện vọng cử tri địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa.

Đại biểu cũng đặc biệt lưu ý về tỷ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số, đề nghị quy định cụ thể hơn thay vì chỉ nêu “phù hợp với tình hình địa phương”. Cần có hướng dẫn rõ ràng về tỷ lệ tối thiểu, đảm bảo giữ được đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại các xã, huyện sau sáp nhập, để chính sách dân tộc được thực thi hiệu quả.

Đại biểu Hoàng Thị Đôi phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Đại biểu Hoàng Thị Đôi, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, góp ý vào dự thảo sửa đổi Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tư pháp người chưa thành niên cần đảm bảo đồng bộ, chính xác, thực tiễn.

Về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại cụm từ "cấp xã tương ứng" tại khoản 6 điều 4 vì chưa đầy đủ, dễ gây hiểu nhầm. Nên sử dụng chính xác là "đại biểu HĐND cấp xã, phường, đặc khu" để đảm bảo rõ ràng, nhất quán. Đồng thời, kiến nghị cần rà soát cách gọi các tổ chức chính trị - xã hội trong luật, đảm bảo đồng bộ với Đề án sắp xếp, hợp nhất các tổ chức này vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tránh chồng chéo, vướng mắc khi triển khai. Về số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh, đại biểu cho rằng việc tính theo dân số như hiện nay sẽ khiến nhiều xã không có đại diện ở HĐND tỉnh, đặc biệt tại các tỉnh miền núi sau sáp nhập đơn vị hành chính, ảnh hưởng đến tính đại diện và tiếng nói của cử tri.

Về Bộ luật Tố tụng Dân sự, đại biểu đề nghị bổ sung Tòa Lao động thuộc Tòa án nhân dân khu vực bên cạnh các tòa chuyên trách khác như Kinh tế, Sở hữu trí tuệ, để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với hệ thống tòa án cấp tỉnh và phù hợp thực tiễn xét xử các vụ việc lao động tại địa phương.

Về Luật Tư pháp người chưa thành niên, đại biểu kiến nghị tiếp tục rà soát, sửa đổi các điều khoản còn sử dụng cụm từ "xã, phường, thị trấn", đảm bảo phù hợp với thực tế đơn vị hành chính hiện nay chỉ còn xã, phường, đặc khu để thống nhất, tránh nhầm lẫn khi áp dụng.

 

 

Văn Khánh -VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người có uy tín tham gia giữ gìn an ninh trật tự cơ sở

    Người có uy tín tham gia giữ gìn an ninh trật tự cơ sở

    An ninh trật tự -
    Bằng kinh nghiệm, uy tín, trách nhiệm, người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ trên địa bàn tỉnh thường xuyên đi từng ngõ, gõ từng nhà, tuyên truyền, vận động bà con chấp hành pháp luật, hòa giải những mâu thuẫn phát sinh, tham gia tố giác tội phạm, bài trừ hủ tục lạc hậu, vận động nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo...
  • 'Nâng cao quản lý nhà nước về PCCC và CNCH

    Nâng cao quản lý nhà nước về PCCC và CNCH

    Alo 114 -
    Sau 5 năm triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an Sơn La giai đoạn 2020-2025”, đã tạo chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về PCCC và CNCH, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, phục vụ phát triển của kinh tế, xã hội của tỉnh.
  • 'Nhân dân được tiếp cận các dịch vụ y tế

    Nhân dân được tiếp cận các dịch vụ y tế

    Sức khỏe -
    Cùng với củng cố, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, ngành Y tế còn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp nhân dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
  • 'Bảo đảm sản xuất, kinh doanh và an toàn lao động

    Bảo đảm sản xuất, kinh doanh và an toàn lao động

    Công nghiệp - TTCN -
    Trên địa bàn các xã Phù Yên, Gia Phù và Mường Cơi có khoảng 40 đơn vị sử dụng lao động, với gần 5.000 người đang làm việc tại các nhà máy. Các đơn vị chú trọng nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn lao động, quyền lợi và thu nhập cho công nhân.
  • 'Học tập và làm theo Bác về bảo tồn di sản

    Học tập và làm theo Bác về bảo tồn di sản

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác bảo tồn di sản văn hóa. Người cho rằng di sản văn hóa chính là linh hồn trường tồn của một dân tộc. Thấm nhuần tư tưởng của Người, những người làm công tác bảo tồn, bảo tàng tại Bảo tàng và Thư viện tỉnh luôn nỗ lực gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, lan tỏa sâu rộng truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa đến với cộng đồng.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Các vấn đề cử tri quan tâm: Ban hành chính sách hỗ trợ các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Đẩy nhanh tiến độ dự án đường từ ngã ba bản Phiêng Lời đi bản Lọng Bong; Rà soát, xử lý các thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án bất động sản