Cải thiện khâu tổ chức thi đấu bóng chuyền nữ

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam dự hai giải quốc tế liên tiếp là Cúp bóng chuyền nữ châu Á 2022 (kết thúc tại Philippines ngày 29/8) và Cúp bóng chuyền ASEAN Grand Prix 2022 (kết thúc tại Thái Lan ngày 11/9) để lại nhiều ấn tượng về chuyên môn. Qua hai giải, đội tuyển nước ta xếp ở nhóm dẫn đầu, nhưng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, duy trì thành tích, bóng chuyền nữ Việt Nam còn nhiều hạn chế và cần có những thay đổi mạnh mẽ.

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thi đấu tại Cúp bóng chuyền ASEAN Grand Prix 2022. Ảnh: AVC

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thi đấu tại Cúp bóng chuyền ASEAN Grand Prix 2022. Ảnh: AVC

Trong trận chung kết Giải Cúp bóng chuyền ASEAN Grand Prix 2022 tại Thái Lan, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thua đội chủ nhà Thái Lan với tỷ số 0-3, qua đó chấp nhận vị trí á quân, nhận Huy chương bạc. Điều mà giới chuyên môn đánh giá thầy trò của huấn luyện viên trưởng Nguyễn Tuấn Kiệt đã thể hiện tốt là lối chơi của các tuyển thủ khá mạch lạc và có tinh thần thi đấu kiên cường, hết mình vì “mầu cờ, sắc áo” ở tất cả trận đấu tại giải, không buông xuôi cho dù bị đối thủ dẫn trước.

Sau SEA Games 31 (tháng 5/2022), Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã thay đổi ban huấn luyện mới với đội tuyển bóng chuyền nữ và tập trung từ tháng 7/2022. Tổng Thư ký Liên đoàn Lê Trí Trường cho biết: “Chúng tôi lựa chọn ông Nguyễn Tuấn Kiệt vào vị trí huấn luyện viên trưởng để thay huấn luyện viên Thái Thanh Tùng (từng dẫn dắt đội tuyển tại SEA Games 31) với mục tiêu không để công tác huấn luyện bị ngắt quãng, đứt đoạn và ban huấn luyện có thể xuyên suốt chương trình tập luyện chuyên môn dài hơi, kéo dài đến SEA Games 32 vào năm sau.

Huấn luyện viên trưởng Nguyễn Tuấn Kiệt từng huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam tại SEA Games 30 năm 2019 ở Philippines và xây dựng cho đội tuyển lối chơi theo phương pháp chuyên môn của ông. Cũng vì vậy, khi trở lại đội tuyển vào lúc này, vị chiến lược gia của bóng chuyền nữ Việt Nam có thêm cơ hội tiếp tục theo đuổi lối đánh do mình đã xây dựng trước đó. Ông Nguyễn Tuấn Kiệt cũng chia sẻ: “Để tăng cường chuyên môn tốt nhất cho vận động viên thì trang thiết bị phụ trợ khi tập luyện cần đầy đủ. Thí dụ như thảm sàn đấu tập luyện của đội tuyển quốc gia cũng cần loại tốt chứ không phải loại thảm đã xuống cấp do đã dùng lâu năm. Bên cạnh đó, vận động viên cần thêm tạ tập bổ trợ thể lực, các đồ uống dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể. Điều này phụ thuộc nhiều ở kinh phí.

Trước khi lên đường thi đấu tại Philippines và Thái Lan ở hai giải vừa qua, huấn luyện viên Nguyễn Tuấn Kiệt cùng ban huấn luyện đã cho các tuyển thủ tập luyện nhiều bài chiến thuật chuyên môn, nhưng điều được vị huấn luyện viên trưởng này đẩy lên cao nhất với từng người là tinh thần thi đấu. Thực tế chứng minh tại Cúp bóng chuyền nữ châu Á 2022, trong trận gặp đối thủ mạnh là đội tuyển nữ Trung Quốc, cầu thủ Việt Nam để thua hai ván đầu, song lấy lại tinh thần chơi quyết tâm và bất ngờ thắng lại hai ván tiếp theo rồi đưa trận đấu vào ván thứ năm để phân thắng bại.

Đội tuyển nước ta chỉ thua chung cuộc sít sao đối thủ trong ván này chứ không hề thua cách biệt với tỷ số 2-3. Kết thúc giải đấu, bóng chuyền nữ Việt Nam đứng hạng tư. Trong khi đó, chung kết Cúp bóng chuyền ASEAN Grand Prix 2022 cũng là một thí dụ chứng minh cụ thể điều ấy. Đội tuyển nữ Việt Nam đã có một trận thi đấu quyết tâm trước đối thủ mạnh Thái Lan và chỉ chấp nhận thua trong thế giằng co chứ không phải bị áp đảo hoàn toàn.

“Trong cả hai giải, chúng tôi đã cố gắng cải thiện khâu bắt bóng bước một cho cầu thủ đội tuyển. Với thời gian tập trung rồi bước vào thi đấu quá ngắn, những gì cầu thủ của chúng tôi đã thể hiện là sự cố gắng rất lớn. Theo tôi nhìn nhận, các tuyển thủ bóng chuyền Việt Nam nói chung và nữ nói riêng đều ít được thi đấu cọ xát quốc tế, cho nên vào sân dễ bị những tác động tâm lý trước đối thủ.

Thời gian tới, nếu Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam cải thiện công tác tổ chức thi đấu, tăng cường cho đội tuyển và các câu lạc bộ tham gia những giải quốc tế nhiều hơn, chắc chắn các cầu thủ bóng chuyền Việt Nam sẽ tự tin và không e dè khi ra sân”- huấn luyện viên Nguyễn Tuấn Kiệt cho biết.

Hiện tại, các thành viên đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã trở lại đơn vị chủ quản để chuẩn bị cho những giải tiếp theo ở trong nước. Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam cho biết sẽ vẫn tiếp tục theo dõi chuyên môn của tuyển thủ hiện tại và tìm kiếm các gương mặt triển vọng mới để đưa vào danh sách tập trung giai đoạn tiếp theo (dự kiến tháng 1/2023).

Theo Ban huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam, nên triệu tập cầu thủ lên đội tuyển quốc gia đông hơn để từ đó sự lựa chọn được các tuyển thủ cho từng vị trí một cách hiệu quả, thay vì chỉ tập trung vừa đủ 14 cầu thủ như hiện tại.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lắng nghe, kịp thời giải quyết các kiến nghị của nhân dân

    Lắng nghe, kịp thời giải quyết các kiến nghị của nhân dân

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Những năm qua, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được tỉnh Sơn La quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời với hình thức phong phú, đa dạng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
  • 'Đảng bộ xã Chiềng Ly học và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Chiềng Ly học và làm theo Bác

    Xây dựng Đảng -
    Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu đã lựa chọn và triển khai hiệu quả nhiều khâu đột phá, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa phương.
  • 'Mộc Châu chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

    Mộc Châu chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Mộc Châu có 15 xã, thị trấn, với 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 60,69% dân số. Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống và sinh hoạt của nhân dân.
  • 'Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới

    Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Thực hiện tiêu chí về giáo dục trong Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, huyện Yên Châu đã tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường, đảm bảo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
  • 'Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Sốp Cộp

    Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Sốp Cộp

    Xã hội -
    Từ đầu năm đến nay, huyện Sốp Cộp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 30,23% năm 2023, xuống còn 25,93%; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 4%.
  • 'Khai thác tiềm năng phát triển du lịch

    Khai thác tiềm năng phát triển du lịch

    Du lịch -
    Nằm trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, huyện Vân Hồ có tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa các dân tộc đa dạng, độc đáo, đã và đang được khai thác, trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm.
  • 'Mở rộng nghề sinh vật cảnh

    Mở rộng nghề sinh vật cảnh

    Xã hội -
    Người xưa có câu “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng”, ý nói chơi cây cảnh là một trong bốn thú vui tao nhã. Ngày nay, thú chơi cây cảnh, bon sai phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp tích cực trong việc giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Bảo đảm an ninh trật tự từ cơ sở

    Bảo đảm an ninh trật tự từ cơ sở

    An ninh trật tự -
    Với địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi lòng hồ sông Đà, có 2 tuyến quốc lộ đi qua, Công an huyện Quỳnh Nhai luôn chủ động các phương án kiểm soát và phòng ngừa nguy cơ mất an ninh trật tự. Thường xuyên củng cố và phát huy hiệu quả các mô hình tự quản tại cộng đồng dân cư, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tại cơ sở giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.