Bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc

Cộng đồng 12 dân tộc ở Sơn La vốn có nền văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú, trong đó, có nhiều trò chơi dân gian vẫn được gìn giữ, tái hiện và thi đấu sôi nổi trong những dịp lễ tết hằng năm. Không ít trò chơi đã được phát triển thành bộ môn thể thao nằm trong danh sách các môn thi ở những giải đấu các cấp, góp phần không nhỏ để bảo tồn và phát triển nét đẹp văn hóa của dân tộc, khuyến khích phong trào luyện tập và thi đấu thể dục thể thao trong nhân dân.

Thi đấu môn ném còn tại Lễ hội hoa ban xã Chiềng Khoa, Vân Hồ

Từ những trò chơi dân gian….

Cùng với văn hóa truyền thống đặc sắc thì mỗi dân tộc ở Sơn La lại có những trò chơi, môn thể thao riêng: Dân tộc Thái có ném còn, tó mák lẹ, đi cà kheo...; dân tộc Mông có đánh tu lu, đánh cầu lông gà, ném pao... Hay đẩy gậy, bắn nỏ lại là trò chơi tiêu biểu cho tinh thần thượng võ, gắn liền với đời sống sinh hoạt thường ngày trước đây của đồng bào các dân tộc miền núi. Thi đấu các trò chơi dân gian là hình ảnh thường thấy trong mỗi dịp tết, lễ hội hay sinh hoạt cộng đồng. Sau phần lễ trang trọng thì phần hội sẽ không thể thiếu các phần thi đấu sôi nổi, thu hút đông đảo người dân tham gia, không phân biệt giới tính, lứa tuổi. 

Ông Vàng A Chớ, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Tà Phềnh, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, nói: Trong dịp lễ, tết, bà con trong bản thường diện những bộ trang phục đẹp nhất, tập trung tại nhà văn hóa bản hay sân bóng để xem biểu diễn văn nghệ và nhất là tham gia các trò chơi dân tộc như: Ném pao, đánh tu lu, bắn nỏ, đẩy gậy… Những hoạt động này giúp bà con trong bản gắn chặt tình đoàn kết, tạo không khí vui tươi, sôi nổi, thi đua lao động, sản xuất hiệu quả.

Trò chơi dân gian tó mák lẹ của dân tộc Thái.

Nếu đến với mỗi bản làng dân tộc Thái ở Sơn La dịp lễ, không khó để bắt gặp hình ảnh những nhóm người tụ tập chơi tó mák lẹ đông vui trên sân nhà, ngoài ngõ xóm hay tập trung cổ vũ trò chơi ném còn với cây nêu được dựng ngay giữa bãi đất trống của bản. Những quả còn gắn tua chỉ xanh đỏ bay phấp phới theo tay người ném trước sự tiếng reo hò và ánh mắt cùng hướng về “vòng còn” trên cao tít. Thế mới thấy được những trò chơi dân gian ấy có sức sống mãnh liệt và sự gắn kết cộng đồng lớn lao đến độ nào. Bà Lò Thị Thương, bản Cọ, phường Chiềng An, Thành phố, chia sẻ: Với đồng bào Thái, tó mák lẹ là trò chơi ai cũng yêu thích và thường xuyên tổ chức chơi mỗi dịp nghỉ lễ, tết hay khi rảnh rỗi. Trò này dễ chơi, dễ tạo tiếng cười vui vẻ cho tất cả mọi người.

... đến môn thể thao tại các giải thi đấu

Từ các trò chơi dân gian đã được phát triển thành những môn thể thao dân tộc dùng để thi đấu trong các hoạt động văn hóa, thể thao của các cấp. Đặc biệt là tại các dịp phục dựng lễ hội truyền thống thì thi đấu thể thao dân tộc trở thành một phần không thể thiếu. Các vận động viên được tuyển chọn từ bản làng, có kỹ năng thi đấu và sự tự tin thể hiện ở mỗi phần thi, không chỉ cống hiến những màn tranh tài gay cấn mà còn mang đến tiếng cười vui vẻ cho khán giả, bà con nhân dân đến xem và cổ vũ.

Thi đi cà kheo tại Lễ hội hoa ban của Thành phố

Ông Lò Văn Yên, phường Chiềng Cơi, Thành phố, một người có kinh nghiệm nhiều năm tham gia thi đấu tó mák lẹ tại các mùa lễ hội hoa ban của Thành phố, hào hứng chia sẻ: Tó mák lẹ là trò chơi rất quen thuộc với đồng bào dân tộc Thái. Tham gia trò chơi này thường xuyên sẽ giúp người chơi hình thành được kỹ năng và kinh nghiệm để khi thi đấu, đạt kết quả cao.

Các trò chơi dân gian cũng trở thành môn thể thao chính tại những giải thi đấu thể thao các cấp, các kỳ đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh, thậm chí xuất hiện cả ở giải thi đấu cấp quốc gia. Những môn thi như bắn nỏ, đẩy gậy, tung còn, tu lu là môn thi khá quen thuộc tại các giải đấu hằng năm của các địa phương, các cấp, ngành trong tỉnh. Đây cũng là 4/12 môn thi đấu chính thức tại Đại hội thể dục thể thao tỉnh năm 2022 với việc tuyển chọn vận động viên từ cơ sở và đưa vào luyện tập bài bản ở các địa phương. Vốn dĩ là những trò chơi dân gian quen thuộc với đồng bào dân tộc, kỹ năng chơi được hình thành từ chính đời sống thường ngày và cũng trở thành lợi thế của các vận động viên quần chúng khi tham gia thi đấu.

Bắn nỏ là môn thể thao dân tộc tại những giải thi đấu thể thao các cấp

Ông Nguyễn Trí Việt, Trưởng Phòng Tổ chức thi đấu, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh cho biết: Hằng năm, Trung tâm đều có những đợt huấn luyện vận động viên quần chúng theo kế hoạch của tỉnh tham gia các giải thi đấu thể thao dân tộc cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc. Các vận động viên được tuyển chọn từ cơ sở, có tố chất sẽ tham gia luyện tập trong khoảng thời gian ít nhất 10 ngày với huấn luyện viên trước khi đi thi đấu.

Thi đấu môn đẩy gậy tại giải thể thao của tỉnh

Tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc 2022, đẩy gậy cũng được đưa vào danh sách bộ môn thi đấu chính thức, thu hút gần 200 vận động viên đến từ 21 tỉnh, thành trong cả nước tham gia, trong đó có Sơn La. Mới đây nhất, tại Giải vô địch đẩy gậy toàn quốc lần thứ 17 và giải Vô địch Kéo co toàn quốc lần thứ 11 - năm 2023 diễn ra tại Cửa Lò, Nghệ An, Đoàn thể thao Sơn La có 38 vận động viên tham gia 2 bộ môn thi đấu, kết quả đoạt 2 huy chương vàng đẩy gậy và 3 huy chương vàng môn kéo co. Việc tổ chức các giải đấu lớn về thể thao dân tộc cũng như thành tích mà đoàn thể thao của tỉnh đạt được đã giúp cổ vũ tinh thần và khuyến khích phát triển phong trào thể thao quần chúng trong đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Các trò chơi dân gian vốn dĩ là những hoạt động vui chơi giải trí xuất phát từ lịch sử, lao động và văn hóa đời sống, do nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ. Phát triển trò chơi dân gian thành môn thể thao dân tộc, đưa vào danh sách các bộ môn thi đấu tại những giải thể thao các cấp đã và đang giúp khuyến khích việc rèn luyện tăng cường sức khỏe từ chính nếp sinh hoạt quen thuộc của đồng bào, vừa góp phần bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, giúp tôn vinh văn hóa, gắn kết cộng đồng dân tộc.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    An ninh trật tự -
    Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh phát huy vai trò đơn vị nòng cốt tham mưu Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh thực hiện hiệu quả việc quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh.
  • 'Nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên

    Nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên

    An ninh trật tự -
    Những phiên tòa giả định, với tính trực quan sinh động, phản ánh các hành vi phạm tội cụ thể, đã giúp đoàn viên, thanh niên nhận diện rõ ranh giới giữa đúng và sai và cảm nhận được tính nghiêm minh của pháp luật. Đây là một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật sáng tạo, hiệu quả, đang được các cơ sở Đoàn trong tỉnh phối hợp triển khai, nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên.
  • 'Thực hiện tốt công tác hậu cần, kỹ thuật cho nhiệm vụ quân sự

    Thực hiện tốt công tác hậu cần, kỹ thuật cho nhiệm vụ quân sự

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Xác định công tác hậu cần, kỹ thuật, giữ vai trò then chốt trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, Bộ CHQS tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, kịp thời phục vụ các nhiệm vụ thường xuyên, huấn luyện, diễn tập và các nhiệm vụ đột xuất, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.
  • 'Nghiên cứu, ứng dụng KHKT trong khám chữa bệnh

    Nghiên cứu, ứng dụng KHKT trong khám chữa bệnh

    Sức khỏe -
    Nghiên cứu khoa học là một trong những động lực quan trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu đã xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao, giúp bệnh nhân được hưởng thành tựu y học tiên tiến, giảm chi phí điều trị.
  • 'Điều chỉnh mức sinh nâng cao chất lượng dân số

    Điều chỉnh mức sinh nâng cao chất lượng dân số

    Xã hội -
    Theo công bố của Bộ Y tế về danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng mức sinh áp dụng cho giai đoạn 2020-2025, Sơn La là một trong 33 tỉnh, thành phố nằm trong vùng mức sinh cao. Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp điều chỉnh mức sinh thay thế phù hợp, nâng cao chất lượng dân số.
  • 'Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 30 năm gắn bó với nghề y, thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La luôn tận tâm với người bệnh và là người tích cực nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng điều trị, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
  • 'Thắp sáng vùng biên

    Thắp sáng vùng biên

    Nông thôn mới -
    Những ngày này, nhân dân các bản dọc quốc lộ 4G của 2 xã biên giới Chiềng Khương, Mường Sai, huyện Sông Mã vui mừng khi hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời vừa khánh thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới.
  • 'Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

    Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

    Kinh tế -
    Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc “cách mạng xanh” ở Mường La, người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.