Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Mối lo từ “quà vặt” trước cổng trường học

Quà vặt là sở thích của học sinh ở nhiều lứa tuổi. Với sự phát triển của xã hội hiện nay, những món quà vặt không còn đơn giản là gói bim bim, bỏng ngô, kẹo mút... mà là những đồ ăn rất đa dạng, bắt mắt về hình thức, thu hút học sinh. Điều đáng nói là, rất nhiều loại đồ ăn vặt này không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các quầy hàng vỉa hè bán đồ ăn vặt cho học sinh Trường Tiểu học và THCS Chiềng Sinh (Thành phố).

Sáng nào cũng vậy, khoảng 7 giờ sáng, trước cổng Trường Tiểu học và Trường THCS Chiềng Sinh (Thành phố) rất đông các em học sinh tập trung trước các quầy bán đồ ăn vặt để thưởng thức món mình ưa thích. Không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cũng dừng xe dưới lòng đường để mua đồ ăn cho con. Trong vai một người đến ăn sáng, mới chỉ dừng xe dưới ven đường, nhưng chúng tôi đã được những người bán “chào hàng” nhiệt tình. Chọn một hàng vào ngồi, quan sát thấy, chỉ cần 1 chiếc xe đẩy và một số dụng cụ như bếp ga mini, bếp than, chảo, dầu ăn, đồ ăn, bàn ghế nhựa... là đã có thể “hành nghề”. Dụng cụ chế biến được người bán hàng “luộc” qua nước sôi bằng bếp than đặt trên vỉa hè và hộp bánh quy bơ Danisa được sử dụng làm nồi, sau khi đã trần qua những chiếc thìa, đũa, người làm sử dụng một chiếc khăn để lau khô sau đó bắt đầu chiên rán những món đơn giản như: Xiên chiên, xúc xích... Những chiếc bánh bao rán, bánh mì kẹp xúc xích, xôi... đã nguội ngắt, không được che đậy, trong khi đó, trên tuyến đường xe cộ đi lại làm phủ một lớp bụi lên những đồ ăn đó. Những lọ tương ớt không nhãn mác, tủ kính đựng đồ ăn cũng bám bẩn không được lau chùi... Không chỉ vậy, những món ăn được đóng gói sẵn như tăm cay các vị, bim bim, nước rồng đỏ... cũng được bán tràn lan ở các hàng vỉa hè, điều đáng nói là, các đồ thực phẩm này không rõ nguồn gốc xuất xứ, một số sản phẩm bên ngoài là bao bì chữ Trung Quốc, giá thành lại “rất rẻ”. Chỉ cần từ 3.000-20.000 đồng là các em có thể ăn món mình ưa thích.

Chúng tôi tiếp tục đến Trường THCS Quyết Thắng (Thành phố), tại đây không có nhiều xe đẩy bán hàng vỉa hè, nhưng một số quán bán đồ ăn vặt cạnh trường cũng đa dạng các loại quà vặt, đặc biệt là các loại nước uống như: Sođa, trà sữa các vị, trà Thái... với các màu sắc vàng, đỏ, tím, mùi thơm đậm đặc. Hầu hết những loại nước uống này đều do các quán tự làm nên giá thành chỉ từ 5.000-15.000 đồng/hộp. Đúng giờ tan học, từng tốp học sinh kéo nhau ra các hàng quán chật ních, em nào cũng cầm trên tay món ăn, đồ uống ưa thích của mình. Những món quà vặt thường thu hút các em học sinh ở lứa tuổi tiểu học và THCS. Nhiều phụ huynh do không có thời gian chuẩn bị bữa sáng nên cho con tiền tự ăn sáng, dù biết những đồ ăn bán vỉa hè không đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng nghĩ rằng ăn ít thì không sao. Song cũng có nhiều phụ huynh ý thức rõ về sự nguy hại của các món ăn quà vặt. Chị Phạm Thị Thu Hằng, tổ 3, phường Chiềng Cơi (Thành phố), một phụ huynh học sinh của Trường THCS Quyết Thắng cho biết: Gia đình tôi không cho con ăn đồ ăn vặt tại cổng trường, bởi sợ những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP, không có nguồn gốc xuất xứ. Cho cháu ăn vừa gây hại tới sức khỏe lại tạo thói quen xấu. 

Những đồ ăn vặt tại vỉa hè ít ai biết được liệu chúng có đảm bảo vệ sinh ATTP hay không, nhưng chúng đem lại lợi nhuận cho người bán và đáp ứng nhu cầu sử dụng của rất nhiều học sinh, nên hằng ngày, việc mua bán vẫn diễn ra đều đặn. Không chỉ vậy, còn xuất hiện hình thức đặt đồ nước uống trên mạng, được ship tới cổng trường và mang về lớp chia nhau uống... bao bì là tiếng nước ngoài, không có hạn sử dụng và không thể tra được mã vạch... Trong khi đó, phụ huynh và nhà trường không thể kiểm soát được. Hầu hết ở các cổng trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn Thành phố đều có nhiều hàng quán vỉa hè, xe hàng rong bán quà vặt... Một thực trạng là khi các cơ quan chức năng đến thì những người bán hàng quà vặt hối hả dọn dẹp chuyển đi chỗ khác, nhưng sau khi các cơ quan chức năng đi khỏi thì “đâu lại vào đấy”, không thể kiểm soát triệt để tình trạng này. Và hơn nữa, việc bán hàng còn ảnh hưởng tới an toàn giao thông như dựng xe tràn lan giữa lòng đường để vào mua đồ ăn vặt...

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Chiềng Sinh cho biết: Trước thực trạng trên, nhà trường đã tích cực tuyên truyền về vấn đề ATTP từ quà vặt qua các buổi chào cờ, ngoại khóa, qua các môn học... bằng các hình thức khác nhau như cho các em xây dựng các vở kịch, các bài hùng biện... để giúp các em nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi. Trong các cuộc họp, nhà trường tuyên truyền tới phụ huynh về vấn đề ATTP khi cho các con ăn quà vặt; yêu cầu phụ huynh quản lý tiền tiêu vặt để các em không tiêu tiền tự do, tạo thói quen tốt và tránh được các tệ nạn xã hội như ăn quà, bỏ học chơi game... Nhà trường còn phối hợp với Đội Quy tắc trật tự của phường dẹp bỏ những quán hàng vỉa hè, xe hàng rong, không cho bày bán tràn lan khu vực gần trường... Nhờ vậy, đã giảm thiểu được tình trạng học sinh ăn quà vặt trước cổng trường.

Để giảm thiểu tình trạng bày bán quà vặt không đảm bảo vệ sinh ATTP trước các cổng trường học trên địa bàn Thành phố, thiết nghĩ cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cấp, các ngành kiểm tra và xử lý những trường hợp vi phạm. Cùng với đó nhà trường và gia đình cần phối hợp, tăng cường quản lý, giáo dục ý thức cho con em biết lựa chọn các loại đồ ăn đảm bảo chất lượng để bảo vệ sức khỏe.

Huyền Trăng (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.
  • 'Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Khoa Giáo -
    Ứng dụng “Tra cứu địa chí Sơn La - Sonla.wiki” do các em học sinh Trường THCS Nguyễn Cảnh Toàn và Trường Tiểu học - THCS Chiềng Pằn, xã Yên Châu triển khai thực hiện, giúp người dùng tra cứu thông tin về Sơn La qua website và điện thoại thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Sáng kiến đã đoạt giải nhì Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS tỉnh Sơn La năm 2024.
  • 'Mai Tiên không ma túy

    Mai Tiên không ma túy

    An ninh trật tự -
    Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhất là trong đấu tranh với tệ nạn ma túy, Ban quản lý bản Mai Tiên, xã Chiềng Mung đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong phát giác, tố giác tội phạm, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào địa bàn. Nhờ đó, Bản Mai Tiên có 15 năm liên tục giữ vững danh hiệu “Bản không ma túy”.
  • 'Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Xã hội -
    Xã Sông Mã được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu cũ, với tổng diện tích 105,99 km², dân số hơn 26.000 người. Sau hơn một tuần vận hành theo mô hình mới, xã đã chủ động tổ chức bộ máy, vận hành đồng bộ, đảm bảo hoạt động hành chính công diễn ra thông suốt, tạo thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp.