Cần khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại Trường TH -THCS Dồm Cang

Trường Tiểu học - THCS Dồm Cang (Sốp Cộp) hiện có 1 điểm trường trung tâm và 4 điểm trường lẻ. Năm học 2019-2020, nhà trường có 889 học sinh, trong đó 55 học sinh bán trú. Dù cách trung tâm huyện chỉ 7 km, nhưng nhiều năm qua, thầy và trò nhà trường luôn thiếu nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt hằng ngày.

Các em học sinh đang phải sử dụng nước giếng nhiễm sắt.

Thầy giáo Nguyễn Doanh Điệp, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Trước đây, nhà trường không có nguồn nước sử dụng, cứ mỗi sáng, công việc đầu tiên của thầy và trò là đi xách nước ở dưới suối về để phục vụ sinh hoạt. Năm 2014, khi bắt đầu triển khai mô hình bếp ăn bán trú cho học sinh, nhà trường đã thuê thợ khoan giếng nước, với chiều rộng 1 mét, sâu 46 mét (trị giá 30 triệu đồng) để lấy nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho các em học sinh, song, nước giếng khoan để qua đêm trong các thùng chứa có cấn vàng bám. Để xác định độ an toàn của nước giếng, nhà trường đã mua các dụng cụ thử cơ bản như bút thử, giấy quỳ... và gửi mẫu đi xét nghiệm, kết quả, nước nhiễm hàm lượng sắt, không đảm bảo yêu cầu để sử dụng.

Theo quan sát của chúng tôi, nhìn bằng mắt thường thì  nước vẫn trong, nhưng các mảng vàng ố bám trên thành của giếng, vòi nối với máy bơm khá dày. Khu vệ sinh của nhà trường, tại bồn rửa tay, gạch men lát nền đều đã chuyển vàng do sắt trong nước bám vào; các thùng chứa nước, gáo múc nước cũng có hiện tượng này.

Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giáo viên và học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đã trích kinh phí từ ngân sách đầu tư xây dựng 1 bể chứa dung tích 1 m3; mua than, cát, sỏi làm bể lọc nước. Đồng thời, đầu tư 3 máy lọc nước từ bể chứa để sử dụng cho việc nấu ăn, nước uống hàng ngày cho học sinh. Hàng năm, nhà trường đã trích kinh phí chi thường xuyên để thay hệ thống lọc bằng cát, sỏi, than định kỳ 6 tháng/lần; còn các lõi lọc của máy lọc nước thì từ 3 - 4 tháng/lần. Cùng với đó, phân công các giáo viên thường xuyên kiểm tra, vệ sinh hệ thống máy lọc nước, song, chất lượng nguồn nước chưa được kiểm định.

Không chỉ ở điểm trường trung tâm, 4 điểm trường lẻ cũng chưa có hệ thống nước hợp vệ sinh, nhà trường đang khắc phục bằng việc mua nước mó, nước sinh hoạt của các hộ dân lân cận. Trong đó, khó khăn nhất là điểm trường bản Cang, hiện có 5 lớp bậc tiểu học (hơn 100 học sinh) thiếu nước sử dụng, vì các hộ dân cũng không đủ nước sử dụng nên không có để bán cho nhà trường. Nhất là những tháng mùa khô kéo dài, thời tiết nắng nóng, khô hạn, giếng nước của nhà trường cạn dần, rất khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của học sinh. 

Trao đổi về việc giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước hợp vệ sinh tại Trường TH-THCS Dồm Cang, ông Lò Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Dồm Cang, cho biết: UBND xã đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn về vấn đề nước sinh hoạt. Hiện, xã đã đầu tư công trình nước sinh hoạt bản Huổi Dồm, dự kiến có thể cung cấp đủ nước hợp vệ sinh cho khu vực điểm trường trung tâm. Sau khi công trình hoàn thành, phương án cấp nước cho nhà trường là nhà trường phải xây bể chứa nước ở vị trí thấp, sau đó, dẫn nước từ công trình nước sạch về bể chứa rồi sử dụng máy bơm nước về trường. Còn tại các điểm trường lẻ, do nguồn kinh phí hạn chế, nên việc đầu tư các công trình nước hợp vệ sinh chưa thể thực hiện; giải pháp tạm thời là vận động phụ huynh học sinh mua bình nước lọc sẵn cho các em sử dụng.

Dù đã có hướng giải quyết nguồn nước phục vụ cho Trường Tiểu học - THCS Dồm Cang, nhưng cũng mới chỉ là giải pháp tạm thời. Rất mong các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ xây dựng hệ thống các công trình nước hợp vệ sinh cho Trường Tiểu học - THCS Dồm Cang, giúp thầy và trò nhà trường đảm bảo sức khỏe, tập trung cho công tác nâng cao chất lượng dạy và học.

Thu Hằng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.