Quỳnh Nhai nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Với mục tiêu từng bước đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn sản xuất, làm thay đổi tập quán canh tác cũ lạc hậu, những năm gần đây, huyện Quỳnh Nhai đã chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào xây dựng các mô hình thâm canh cây ăn quả, cây dược liệu, nuôi cá lồng... góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.

 

Nông dân xã Mường Giàng (Quỳnh Nhai) đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà.

Ảnh: P.V

Là một trong những đơn vị đầu tiên của huyện mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, HTX rau sạch Quỳnh Nhai hiện có 11.600 m² nhà lưới và sử dụng hệ thống tưới tự động hiện đại. Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc HTX cho biết: Việc đầu tư nhà lưới và hệ thống tưới tự động không những phòng chống được sâu bệnh, côn trùng phá hoại, mà còn làm giảm cường độ ánh sáng, giúp trồng được rau trái vụ, cũng như bảo đảm cung cấp lượng nước kết hợp bón phân hòa tan vừa đủ, tiết kiệm tới 60% lượng nước tưới. Hiện nay, HTX đang trồng 2.800 m² các loại rau sạch và hơn 8.000 m² cà chua, ớt chuông. Sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, cung cấp chủ yếu cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh Lai Châu, Điện Biên và một số siêu thị ở Hà Nội.

Còn HTX Chiềng Khay Xanh, tại xã Chiềng Khay đã sử dụng hệ thống tưới phun cho 4 ha cây ăn quả, chủ yếu là chanh leo, bơ, mận và sa nhân. Việc áp dụng hệ thống tưới phun không chỉ phù hợp với địa hình đồi núi mà còn tiết kiệm nguồn nước, công sức lao động, bảo đảm cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hiện nay, 1,3 ha chanh leo đã cho thu hoạch, năng suất đạt gần 7 tấn/năm; 2 ha sa nhân cho thu hoạch trên 1,6 tấn/năm...

Mô hình trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt  tại xã Mường Giôn (Quỳnh Nhai).

Theo thông tin của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, trên địa bàn Quỳnh Nhai hiện có 15 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, HTX Dịch vụ Thương mại Thương Tuyên trồng 11,7 ha cây ăn quả tại xã Mường Giàng; Công ty TNHH Khánh Hưng Tây Bắc trồng 28 ha chanh leo tại xã Chiềng Khay; HTX Mường Giôn trồng 6 ha cây chuối tiêu hồng từ cây giống được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô... Trong chăn nuôi, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải nhằm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tiêu biểu là mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà đen với số lượng 150 con của HTX rau sạch Quỳnh Nhai. Trong nuôi trồng thủy sản có 7 hợp tác xã thủy sản áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP với số lượng 1.045 lồng, diện tích 3,7 ha; mô hình nuôi tôm càng xanh trên lòng hồ thủy điện Sơn La của Công ty TNHH Sa Thư, quy mô 144 nghìn con; mô hình nuôi ốc nhồi trong lồng của HTX Bó Ban, xã Chiềng Bằng...

Thực tế cho thấy, việc triển khai ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của huyện Quỳnh Nhai đã phát huy hiệu quả. Hiện nay, huyện đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm. Đồng thời, triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); phối hợp Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh và đơn vị tư vấn khảo sát các đơn vị thực hiện đánh giá sản phẩm thủy sản theo chương trình OCOP... Đặc biệt, triển khai ứng dụng công nghệ đông lạnh của HTX Vận tải Hợp Lực vào sơ chế, chế biến thủy sản và thực hiện mô hình nuôi cấy trai lấy ngọc trên lòng hồ thủy điện Sơn La tại các xã Chiềng Ơn, Mường Giàng.

Thủy Tiên
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Kinh tế -
    Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Sơn La đã thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, phát triển các nguồn năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
  • 'Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Khoa Giáo -
    Giáo dục kỹ năng sống, giúp học sinh trang bị kiến thức về cuộc sống, rèn luyện cách ứng xử, biết yêu thương, chia sẻ và thích nghi với những tình huống bất ngờ. Đó là cách làm của Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, giúp học sinh hình thành nhân cách và lối sống tích cực.
  • '“Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    “Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    Khoa Giáo -
    Việc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được các cấp, ngành, địa phương quan tâm thực hiện, giúp nhân dân được tiếp cận thông tin, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • 'Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Quyết tâm đẩy lùi ma túy, xã Chiềng San, huyện Mường La, đã triển khai các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế để chuyển hóa, xây dựng các cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn “không có ma túy”, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa ma túy trong cộng đồng.
  • 'Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    An ninh trật tự -
    Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh phát huy vai trò đơn vị nòng cốt tham mưu Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh thực hiện hiệu quả việc quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh.