Dây lưng trong bộ trang phục của người phụ nữ Mông vùng cao Thuận Châu

Ai đã từng lên vùng cao Thuận Châu, đến các bản dân tộc Mông sẽ luôn ấn tượng với hình ảnh những người phụ nữ Mông trong những nếp nhà gỗ, cặm cụi may vá, thêu thùa, tô điểm cho những bộ trang phục. Trong đó, đáng chú ý nhất là chiếc dây lưng - một trong những phụ kiện quan trọng trong trang phục của người phụ nữ Mông.

 

Phụ nữ bản Co Mạ, xã Co Mạ (Thuận Châu) hoàn thiện chiếc dây lưng.

 

Ở các xã vùng cao Thuận Châu như: Co Tòng, Pá Lông, Long Hẹ, Co Mạ chủ yếu là người Mông Trắng, ngày nay vẫn còn giữ nhiều phong tục tập quán, vật dụng cổ truyền độc đáo, một trong những nét đẹp đó là việc xe lanh dệt vải, thêu may các bộ trang phục đặc sắc, rực rỡ... Trong bộ trang phục của người phụ nữ Mông, phần quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất là việc thêu dây lưng (tiếng Mông là đúa tư). Đây là công việc thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ và là tiêu chí đánh giá tài năng của phụ nữ Mông.

Cầm chiếc dây lưng được làm từ thời con gái, bà Vừ Thị Chu, bản Co Mạ (Co Mạ) kể: Trước đây khi chưa có sẵn chỉ, vải như bây giờ, chúng tôi phải lên rừng kiếm cây đừa (tiếng Mông là cây mang), về bóc vỏ, đem luộc 1 ngày, khi vỏ chuyển sang màu trắng, mang ra giã cho tơi và phơi khô, sau đó tách từng sợi vải, đưa lên khung dệt. Khi ấy chỉ có 1 màu nhuộm duy nhất là màu xanh than từ nhựa của cây “gà”, cho nên dây lưng lúc đó chỉ có 2 màu: xanh và trắng đan xen nhau với họa tiết hình tròn xoắn ốc. Cho đến nay, người Mông vẫn giữ họa tiết “cổ” đó là hình tròn xoắn ốc, tượng trưng cho sự no đủ và thêm một số họa tiết hoa mới như cỏ, hoa, lá để thể hiện mong muốn giàu đẹp và thịnh vượng.

Tìm hiểu được biết: Để làm dây lưng thắt váy của người Mông trải qua nhiều công đoạn, từ chọn vải, hình thành ý tưởng, lựa kim chỉ, thêu thùa, tất cả đều được làm bằng tay. Trong đó, thêu là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế của phụ nữ. Nguyên liệu để thêu dây lưng gồm các loại vải và chỉ màu: Xanh, trắng, đỏ, da cam, xanh da trời, hồng. Trong quá trình thêu, người phụ nữ cắt mảnh vải ra làm 5 đoạn có màu sắc khác nhau, 3 đoạn màu đỏ cam, 2 đoạn màu xanh, (mỗi đoạn dài 15 cm, rộng 5 -7 cm) sau đó, mỗi đoạn thêu hình hoa văn: Chữ nhật, hoa, lá và hình xoắn ốc, viền dây lưng được trang trí bằng những hình tam giác nhỏ... Cứ thêu như vậy cho đến khi hết 5 đoạn, sau cùng sẽ nối lại với nhau thành dây lưng. Dây lưng của phụ nữ Mông trắng khi dùng quấn chồng lên nhau để lộ phần hoa văn và là nơi khoe được màu sắc nhiều nhất, nổi bật nhất, tạo nên phong cách riêng của trang phục người phụ nữ.

Ngay từ nhỏ, khi đôi tay bắt đầu biết làm việc cũng là lúc các cô gái người Mông Trắng được các bà, các mẹ dạy thêu dây lưng nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình. Việc học thêu dây lưng có thể mất vài ngày, nhưng để thêu được những chiếc dây lưng đẹp cũng phải mất từ 2-3 tháng mới hoàn thiện, khi có thời gian rảnh rỗi, người phụ nữ, em gái Mông lại miệt mài thêu dây lưng. Rất nhiều bé gái người Mông đang học lớp 8, lớp 9 đã được mẹ dạy cách thêu thùa. Ngoài thời gian đi học, những lúc rảnh rỗi, những ngày nghỉ hè, các em vẫn tranh thủ thêu dây lưng cho mình để giành đi chơi trong các dịp lễ, tết. Em Thào Thị Ly, bản Nặm Búa, xã Long Hẹ, cho biết: Không phải chỉ riêng em mà bất kỳ người con gái Mông nào cũng phải biết thêu dây lưng, váy áo, vì thế, em đã cố gắng học thêu và tự thêu cho mình những bộ đẹp nhất để mặc. Em thấy trang phục của dân tộc mình rất đẹp, em rất thích và sẽ cố gắng học thêu cho giỏi hơn nữa để duy trì, phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Với sự cần cù và trí tưởng tượng phong phú, người phụ nữ Mông đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật làm say đắm lòng người. Bạn hãy một lần đến với các xã vùng cao Thuận Châu để được thưởng thức những điệu khèn trầm bổng, thưởng thức những đặc sản của vùng cao như: Táo sơn tra, bánh giày và đặc biệt là được ngắm nhìn những cô gái Mông súng sính trong những bộ trang phục dân tộc ở các lễ hội, sẽ có ấn tượng không thể nào quên.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắc tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắc tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Chuyến công tác của Thủ tướng tại Brazil và CH Dominica thành công tốt đẹp

    Chuyến công tác của Thủ tướng tại Brazil và CH Dominica thành công tốt đẹp

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica đã thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 24/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 24/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu; Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi, sau suy yếu và rút ra phía Đông, đồng thời nhánh phía Tây của áp cao cận nhiệt đới phát triển và mở rộng sang phía Đông. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.