Dân tộc Tày là một cộng đồng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, ở tỉnh Sơn La, số lượng dân tộc Tày không nhiều.
Nhà ở của người Tày
Một số nét văn hóa tiêu biểu của người Tày:
Dân tộc Tày còn có tên gọi khác là Thổ và bao gồm cả các nhóm: Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí. Phần đông người Tày cư trú ven các thung lũng, triền núi thấp
Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai và rau quả mùa nào thức đó.
Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. Nhà ở có nhà sàn, nhà đất. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm, áo phụ nữ dài đến bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách ở bên phải, cài 5 khuy.
Gia đình người Tày thường quý con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn. Đã từ lâu không còn tục ở rể.
Chuẩn bị cho bữa ăn gia đình
Thờ cúng tổ tiên là nghi lễ tôn giáo hàng đầu của người Tày. Nơi thờ tổ tiên chiếm vị trí trung tâm, tôn nghiêm nhất trong nhà. Chiếc giường trước bàn thờ để không, khách lạ không được ngồi, nằm lên đó. Ngoài ra, có những điều kiêng kị như không đặt chân lên khúc củi đang cháy trong bếp lửa hay đặt chân lên thành bếp. Những người đi đám ma về chưa tắm rửa sạch sẽ không được nhìn vào gia súc, gia cầm. Người mới sinh con không được đến chỗ thờ tổ tiên.
Người Tày có một nền văn hóa nghệ thuật cổ truyền phong phú, đủ các thể loại, thơ ca múa nhạc, có cả múa rối. Tục ngữ, ca dao chiếm một khối lượng đáng kể. Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượm, hát đám cưới, ru con.
Người Tày mến khách, cởi mở, dễ làm quen và thích nói chuyện. Họ rất trọng người cùng tuổi, khi đã kết nghĩa bạn bè thì coi nhau như anh chị em ruột thịt, bà con thân thích của mình.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!